Vàng Ròng Của Người Dân Tam Hưng
Giống nếp cái hoa vàng đứng chân trên đồng đất Tam Hưng (Thanh Oai, Hà Nội) từ năm 2012, với diện tích 50 ha. Năm 2013, Hợp tác xã nông nghiệp Tam Hưng quyết định nâng diện tích trồng nếp cái hoa vàng lên hơn 100 ha, chủ yếu tại thôn Song Khê, xã Tam Hưng.
Được sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp huyện, áp dụng kỹ thuật mới vào gieo trồng như: gieo mạ thưa 10kg/sào để cấy cho 2,5 đến ba mẫu lúa, tiến hành cấy mạ non dưới bốn lá, nhổ mạ không đập, cấy nông tay, mật độ cấy 16 khóm/m 2 (một dảnh/khóm), làm rãnh thoát nước quanh ruộng và chia luống rộng 2m, đồng thời chủ động nguồn nước tưới tiêu hợp lý trong suốt quá trình từ cấy lúa cho đến khi thu hoạch.
Nhờ vậy, vụ mùa năm 2013, năng suất lúa nếp cái hoa vàng trên địa bàn thôn Song Khê đạt 1,8 đến hai tạ/sào, cho lãi từ hai đến 2,7 triệu đồng.
Nếu làm phép tính kinh tế, người dân thôn Song Khê đều khẳng định so với giống lúa Bắc thơm trước đây, giống nếp cái hoa vàng cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện tại, nếp cái hoa vàng tại thôn được Hợp tác xã Tam Hưng cũng như nhiều tiểu thương ở Hà Nội thu mua với giá 20 nghìn đồng/kg thóc, 30 nghìn đồng/kg gạo.
Chưa kể rượu được nấu từ nếp cái hoa vàng cũng được bán với giá 80 nghìn đồng/lít. Bên cạnh đó, bà con còn có thể tận dụng phụ phẩm rơm nếp bán với giá hơn một triệu đồng/sào. Với người dân Tam Hưng, nếp cái hoa vàng đã và đang trở thành "vàng ròng" làm "thay da đổi thịt" bộ mặt nông thôn hiện nay.
Related news
Bà Atsuko Fukagawa, Phó Giám đốc điều hành Văn phòng đại diện Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh hiện nay, nhận thức của nhiều doanh nghiệp về các FTA, EPA cho thấy chưa biết cách vận dụng và tỷ lệ sử dụng chưa tăng như kỳ vọng.
Thời gian qua, Hoài Nhơn đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành Kinh tế “mũi nhọn” của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng có nhiều khó khăn làm hạn chế sự phát triển.
Vụ sản xuất Hè Thu, các địa phương trong tỉnh tiếp tục hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương xây dựng các cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và các loại cây trồng cạn, có sự tham gia của 4 nhà, tạo vùng sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.
Ngày 21.10, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định cho biết Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định Nguyễn Viết Hưng vừa ký Quyết định số 2084 công bố dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại các xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản và xã Trực Phú, huyện Trực Ninh.
Sau 4 năm xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn Phù Cát đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, phấn đấu để cán đích NTM đúng lộ trình đã khó, duy trì danh hiệu “xã NTM” lại càng khó hơn.