Nuôi Lợn Hướng Nạc Hướng Đi Mới Dực Yên (Quảng Ninh)
Ông Hoàng Trung Tuyến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Dực Yên (Đầm Hà - Quảng Ninh), đồng thời cũng là Chủ nhiệm CLB Nông trang của xã, cho biết, trong thời gian qua, mô hình nuôi lợn hướng nạc đã được người dân xã Dực Yên tập trung nhân rộng. Với thời gian nuôi ngắn, giá bán cao, thị trường tiêu thụ ổn định, lợn hướng nạc đang là hướng đi mới hiệu quả cho chăn nuôi ở nơi đây.
Ông Lê Văn Biển, thôn Đồng Tâm - một trong những hộ tập trung đầu tư phát triển nuôi lợn hướng nạc với số lượng lớn cho biết: Năm 2013, được người nhà ở Hưng Yên giới thiệu một loại lợn siêu nạc đã được nuôi ở đó cho hiệu quả cao, vì vậy, tôi đến đó để tìm hiểu và đưa giống lợn này về nuôi. Mới đầu, do chưa biết cách chăm sóc nên 3 con nuôi lần đầu đều không thành công.
Với quyết tâm của mình tôi đầu tư xây dựng chuồng trại, tìm hiểu kỹ giống lợn này và mua 12 con giống có trọng lượng tầm 10kg về nuôi. Đợt nuôi này, tôi đã thành công và cho hiệu quả tốt. Chỉ sau 3 tháng, mỗi con lợn có cân nặng từ 80kg đến 1 tạ, tỷ lệ nạc rất cao.
Lợn siêu nạc có nguồn gốc từ Indonexia, chịu nắng, nóng rất kém, thích hợp nuôi kiểu công nghiệp, chỉ cho ăn thức ăn chế biến sẵn, hạn chế rau, củ, quả thông thường. Từ 12 con lợn lứa đầu tiên, hiện nay nhà ông Lê Văn Biển để lại 5 con lợn nái để tái đàn. Cách làm này của gia đình ông Biển vừa không mất chi phí mua giống, lợn đã quen với thời tiết nên việc chăn nuôi cho hiệu quả tốt hơn, giảm rủi ro.
Còn ông Phạm Văn Ca cũng ở thôn Đồng Tâm, là một trong những hộ đang đầu tư nuôi lợn hướng nạc, thay thế lợn địa phương. Ông Ca cho hay: Nhà tôi chăn nuôi gia súc hàng chục năm nay rồi, riêng đàn lợn hàng năm có khoảng 50 con.
Chăn nuôi giống lợn bản địa hiện nay gặp nhiều khó khăn, đầu ra tiêu thụ ít, thời gian chăn nuôi dài, hiệu quả kinh tế không cao. Cuối năm 2013, CLB Nông trang của xã đã hướng dẫn bà con chuyển sang nuôi giống lợn hướng nạc, do vậy, tôi đăng ký mua 5 con lợn nái để gây giống. Hiện nay, đàn lợn này đã sinh sản được 30 con.
Ông Ca chia sẻ thêm: Nuôi giống lợn hướng nạc này phải làm chuồng cao ráo, thoáng mát, có chỗ tắm. Nuôi lợn này thức ăn tiêu tốn ít hơn, thời gian nuôi ngắn, trọng lượng cân nặng gấp đôi lợn thường, trung bình 1 tháng lợn giống thường tăng được khoảng 13-15kg, còn lợn hướng nạc tăng từ 27-30kg.
Theo ông Ca, điều kiện tự nhiên ở đây rất phù hợp với việc nuôi lợn hướng nạc này, lợn phát triển nhanh hơn, có giá thành cao hơn lợn địa phương từ 3 đến 5 giá.
Đánh giá về mô hình này, ông Đặng Văn Vịnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đầm Hà, cho biết: Hiện nay, mô hình nuôi lợn hướng nạc được Hội Nông dân huyện phối hợp với các ban, ngành chuyên môn của tỉnh, huyện xây dựng trên địa bàn xã Dực Yên.
Trước tiên tập trung đàn lợn nái lựa chọn và tạo giống có chất lượng tốt, ổn định, từng bước nhân rộng đáp ứng với điều kiện thực tế của địa phương. Hội cũng đã hỗ trợ 150 triệu đồng của Quỹ hỗ trợ nông dân huyện, để phát triển mô hình này.
Cùng với đó, CLB Nông trang của xã cũng rất tích cực hỗ trợ, tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, để mô hình lợn hướng nạc này phát triển phù hợp, đem lại hiệu quả cao và từng bước đưa mô hình chăn nuôi này thành thế mạnh của Dực Yên.
Related news
Theo số liệu từ trung tuần tháng 10 đến nay, nông dân trong thị xã đã xuống trên 100 ha hành tím sớm, rải rác ở một số địa phương như phường 2, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Lai Hòa; trong đó, Vĩnh Phước xuống giống nhiều nhất trên 80 ha. Ngoài các địa phương nói trên thì một số hộ xuống giống vào cuối tháng 9/2014, đến nay hành đã gần 1 tháng tuổi, với hi vọng hành bán được giá cao khi thu hoạch.
Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, hiện rệp sáp bột hồng gây hại trên cây sắn trồng ở niên vụ 2014 - 2015 tiếp tục diễn ra. Qua kiểm tra thực tế, đơn vị này đã phát hiện rệp sáp bột hồng gây hại 20ha sắn trồng tại các xã An Hòa, An Nghiệp, An Xuân, tỉ lệ gây hại từ 20% đến 50%.
Đứng trước ruộng sắn nước xanh um lá, anh Nguyễn Minh Tuấn (thôn Trung Hiệp 2, xã Cam Hiệp Bắc) cho biết, ruộng sắn nước nhà anh trông khá đẹp, nhưng khi nhổ thử thì củ quá nhỏ, năng suất ước 2,5 tấn/sào nên người mua chỉ trả giá 3 triệu đồng/sào. Với chi phí 5 triệu đồng/sào, anh lỗ khoảng chục triệu đồng.
Ngoài bán quả sa nhân, thời gian qua, nông dân xã Phìn Ngan còn có thêm thu nhập từ bán cây sa nhân giống cho nhân dân các xã trên địa bàn huyện Bát Xát và một số huyện khác của tỉnh. Thậm chí, nông dân tỉnh khác cũng đến Phìn Ngan tìm mua cây sa nhân tím về trồng. Giá mỗi cây giống từ 3.000 - 5000 đồng. Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng ước tính, tiền bán cây sa nhân giống của nông dân xã Phìn Ngan năm nay đạt trên 400 triệu đồng.
Mục tiêu của việc thử nghiệm để xác định khả năng chịu mặn của từng giống lúa, từ đó đánh giá mức độ chịu mặn và khả năng thích nghi với từng vùng đất chuyển đổi lúa - tôm, nhằm khuyến cáo nông dân thực hiện trong các vụ mùa tới, góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống lúa chịu mặn, thích nghi, có năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khắc phục tình trạng thiếu hụt giống, giá thành cao.