Người Đầu Tiên Đưa Giống Sắn Siêu Bột Về Phú Yên
Anh Bùi Văn Nhương ở xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), là người đầu tiên ở Phú Yên lặn lội vào tỉnh Tây Ninh đưa giống sắn KM419 về trồng. Giống sắn này được nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên gọi là giống sắn siêu bột Nông Lâm, cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế.
Anh Bùi Văn Nhương từ tỉnh Ninh Bình vào xã Đức Bình Đông lập nghiệp và đến nay đã có thâm niên 15 năm trồng sắn với diện tích 20ha. Trước đây, anh trồng chủ yếu là giống sắn KM94. Đây là giống sắn được trồng phổ biến ở Phú Yên nhưng bị thoái hóa nên năng suất chỉ đạt 17 tấn/ha. Gần đây, giống sắn KM94 này lại bị bệnh chổi rồng, sáp bột hồng gây hại làm giảm năng suất và sản lượng. Nếu sắn bị sáp bột hồng và nhiễm bệnh chổi rồng nặng thì cây không cho năng suất. Vì thế, người trồng sắn lỗ nặng.
Nhận thấy giống sắn KM94 không còn phù hợp, cách đây 5 năm, anh Nhương vào tận tỉnh Tây Ninh đưa giống sắn KM419 về trồng. Anh Nhương cho biết: “Năm ngoái tôi trồng 20ha giống sắn mới này với năng suất đạt 54 tấn/ha, giá bán trung bình 1.800 đồng/kg, trừ chi phí còn thu lãi 40 triệu đồng/ha”. Cũng theo anh Nhương, trồng sắn mới KM419 phải lựa cây giống tốt, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, trồng trên đất bằng ít dốc, mật độ khoảng 14.000 bụi/ha, bón phân hữu cơ đầy đủ, đồng thời làm sạch cỏ ít nhất 3 lần kết hợp vun luống cho đất xốp.
Vụ sắn năm nay anh Nhương trồng 10ha sắn KM419. Mặc dù ảnh hưởng nắng hạn kéo dài, sắn trồng đầu vụ bị chết, cuối vụ giá sắn giảm chỉ còn 1.600 đồng/kg, trong khi chi phí cước vận chuyển lại tăng, nhưng anh Nhương vẫn thu lãi 25 triệu đồng/ha, cao hơn trồng giống sắn KM94 10 triệu đồng/ha.
Những năm qua, đến mùa thu hoạch sắn, nhiều người quanh vùng thấy anh Nhương trồng giống sắn cho củ sai, chất lượng bột cao nên hỏi anh xin cây sắn giống về trồng. Vì Vậy giống sắn KM419 đã được trồng nhân rộng tại vùng này.
Ông Nguyễn Đình Quốc, Chủ tịch UBND xã Đức Bình Đông, cho biết: “Giống sắn của anh Nhương đưa về đã được nhân rộng, có năng suất cao, bình quân từ 3,5 đến 5kg/ bụi (gốc), cao hơn giống KM94 và KM98-5 trồng lâu nay tại địa phương chỉ đạt 3kg/bụi. Gia đình tôi cũng đã tham gia trồng loại sắn mới KM419”.
Trong niên vụ sắn 2014 - 2015, Sở NN-PTNT chọn trang trại của anh Nhương trồng thử nghiệm 5 giống sắn mới là KM414, KM440, KM444, KM397 và KM419.
Đây là đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn ngắn ngày và kỹ thuật thâm canh trồng rải vụ nhằm phục vụ cho phát triển cây sắn bền vững ở tỉnh Phú Yên” do Sở NN-PTNT Phú Yên phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và đại học Nông lâm Huế thực hiện. Mới đây, Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức hội thảo đầu bờ được các chuyên gia ngành Nông nghiệp đánh giá, những giống sắn mới này, sau 7 tháng trồng, thu hoạch đạt năng suất trên 40 tấn/ha.
Đặc điểm các giống sắn mới với thời gian sinh trưởng 7 đến 10 tháng, năng suất củ tươi từ 35 đến 55 tấn/ ha, hàm lượng tinh bột 27,8 đến 30,7% (so với giống sắn KM94 hàm lượng tinh bột chỉ đạt 25 đến 28,4%). Trong đó, giống sắn KM419 vượt trội vì có chiều cao vừa phải, thân thẳng, tán gọn, củ đồng đều, thịt củ màu trắng rất thích hợp chế biến.
Tiến sĩ Hoàng Kim, giảng viên Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Giống sắn KM419 đã được nhân rộng tại tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên. Loại sắn này có hàm lượng tinh bột cao, được nông dân các địa phương ưa chuộng trồng nhân rộng với tên gọi là giống sắn siêu bột Nông Lâm”.
Related news
Với kinh nghiệm lâu năm của mình, ông Phán đầu tư nuôi trăn, rắn, trong chuồng rắn rộng khoảng 50m2 lúc nào cũng có trên trăm cặp rắn bố mẹ. Được chăm sóc chu đáo nên rắn của gia đình ông lớn nhanh, đẻ khỏe, ít dịch bệnh. Mỗi năm, ông Phán thu về ngót trăm triệu đồng từ bán rắn thịt và rắn giống.
Mới đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn Đắk Mil đã được tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ đầu tư cây cà phê do Phòng Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Đắk Mil triển khai. Với lãi suất ưu đãi, thủ tục giải quyết nhanh, gọn, hầu hết khách hàng được vay vốn đều khá hài lòng với gói tín dụng này.
Những năm qua, tại tỉnh Hải Dương đã hình thành và phát triển nhiều vùng rau màu chuyên canh, điển hình như vùng rau Đồng Gia, Tam Kì huyện Kim Thành, trên 10 vùng rau tại huyện Gia Lộc, Vùng rau Phạm Kha huyện Thanh Miện, vùng rau Nhân Huệ thị xã Chí Linh...
Đó là ý kiến của TS. Michel Guillaume, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Pháp tại hội thảo “Giải pháp nâng cao năng suất trên heo cao sản” do Công ty cổ phần Việt - Pháp vừa tổ chức.
Đối với địa phương vùng biên, việc phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với những lợi thế của mình, huyện Hồng Ngự từng bước tiến tới khai thác tạo hướng đi riêng cho nông sản chủ lực.