Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bò Bình Định

Bò Bình Định
Publish date: Tuesday. September 1st, 2015

Để đạt mục tiêu này, trong những năm qua, tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình thâm canh bò thịt chất lượng cao, sau đó nhân rộng để ngày càng nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn.

Bà Nguyễn Thị Tố Trân, GĐ Trung tâm KN-KN Bình Định cho biết, để tiến tới việc xây dựng thương hiệu “Bò Bình Định”, trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã giới thiệu đến nông dân một số giống bò thịt chất lượng cao gắn với chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh, kết hợp trồng cỏ thông qua các mô hình.

Mục tiêu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt đàn bò, tăng hiệu quả kinh tế ở giai đoạn bê sau cai sữa đến 12 tháng tuổi.

Riêng năm 2014, Trung tâm KN-KN Bình Định đã xây dựng nhiều mô hình tại các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Tuy Phước, Tây Sơn và Vĩnh Thạnh với 50 bê con và trồng 1 ha cỏ.

“Giống là những con bê lai F1. Những con đực gồm các giống Drought Master, Red Angus và cái lai Zebu, cỏ được trồng giống VA06.

Những giống này có khả năng tăng trọng bình quân 627 gram/con/ngày; lợi nhuận thu được từ 1 - 1,2 triệu đồng/con/tháng. Mô hình cho hiệu quả trông thấy nên nhanh chóng được nhân rộng ở những địa phương có lai tạo đàn bò thịt chất lượng cao”, bà Trân cho biết.

Những giống bò chất lượng cao nói trên đã mang lại sinh khí mới cho huyện miền núi Vĩnh Thạnh, nơi được mệnh danh là “xứ sở bò lai” với tổng đàn bò hơn 13.000 con, trong đó tỷ lệ bò lai chiếm trên 86% tổng đàn.

Từ nhiều năm nay, chăn nuôi bò đã trở thành một thế mạnh kinh tế của địa phương này. Tuy nhiên, bà con chủ yếu nuôi bằng phương thức quảng canh, tận dụng đồng cỏ tự nhiên, ít đầu tư thâm canh, trọng lượng bò nuôi đạt thấp, hiệu quả không cao.

Với mục tiêu đầu tư chất lượng cho đàn bò, từ năm 2011 Vĩnh Thạnh đã xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Bước đầu đã đưa về 29 con bò giống Drought Master, trong đó có 19 con đực và 10 con cái.

Ưu điểm của giống bò Drought Master là năng suất rất cao, trong điều kiện chăn nuôi theo quy trình thâm canh, trọng lượng bình quân bò đực đạt tới 1 tấn đến 1,1 tấn/con, bò cái đạt từ 0,6 - 0,7 tấn/con, tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 60 - 62%.

Ông Thái Bình Trọng, cán bộ Trạm KN huyện Vĩnh Thạnh cho biết, năm 2014, Trạm đã xây dựng mô hình thâm canh bò thịt chất lượng cao tại 10 hộ chăn nuôi ở xã Vĩnh Thịnh với quy mô 10 bê con thế hệ F1 giống Drought Master.

“Trong năm nay chúng tôi tiếp tục xây dựng mô hình nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao giai đoạn bê con ở các huyện Phù Mỹ, Tây Sơn, Hoài Ân và Vĩnh Thạnh với 40 bê giống, mỗi huyện 10 con/10 hộ.
Chất lượng bò thịt được nâng cao sẽ tạo được niềm tin cho thị trường, đây là tiền đề hướng đến thương hiệu “Bò Bình Định”, bà Nguyễn Thị Tố Trân.

Mô hình kết hợp hỗ trợ cỏ giống để bổ sung nguồn thức ăn xanh. Qua thời gian 7 tháng, trọng lượng bê nghé tăng bình quân 685 gram/con/ngày. Kết quả này đã mở cho huyện hướng nhân rộng theo quy trình thâm canh bò thịt.

Nông dân Nguyễn Phi Hùng ở thôn An Nội, xã Vĩnh Thịnh tham gia mô hình chia sẻ: “Ngoài lượng thức ăn tinh theo quy trình, tui còn cho bê ăn bổ sung thêm thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp và cỏ voi để đảm bảo lượng thức ăn xanh tối thiểu. Sau 6 tháng nuôi, bê nghé của tui đạt mức tăng bình quân trên 900 gram/con/ngày”.

Mô hình ở huyện Tây Sơn cũng cho kết quả khả quan không kém. Qua 5 tháng nuôi, 10 bê lai ở 10 hộ chăn nuôi tham gia mô hình đều đạt và vượt các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật.

Tăng trọng bình quân 229,7 kg/con; lợi nhuận bình quân đạt 7,2 triệu đ/con, có hộ chăm sóc tốt lãi gần 10 triệu đ/con.

Nông dân Nguyễn Thành Dương ở xã Tây Bình, một trong những hộ tham gia mô hình cho hay: “Giống bò này không kén ăn, nhưng phải giữ chuồng trại thật sạch sẽ; khi được 6 - 7 tháng tuổi nó lớn nhanh hơn các bò lai khác.

Mỗi ngày tui thấy con bò mỗi khác, con bò tui nuôi tăng trọng bình quân mỗi ngày 907 gram. Hóa ra bò nuôi nhốt tăng trọng nhanh hơn bò thả”.

Theo các hộ chăn nuôi, 100% bê nghé đều đạt mức tăng trọng bình quân 685 gram/con/ngày, hiệu quả hơn hẳn cách nuôi truyền thống, góp phần tăng năng suất và sản lượng thịt bò.

Điều đáng ghi nhận là những hộ tham gia mô hình sau khi nhận thấy hiệu quả rõ rệt đã hỗ trợ những hộ nghèo ở địa phương về cỏ giống, kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi... nhờ đó mô hình ngày càng được nhân rộng.

Phong trào thâm canh bò thịt chất lượng cao đang phát triển mạnh tại các xã trung du và miền núi ở Bình Định, nơi có nguồn thức ăn phong phú và điều kiện địa hình thuận lợi.


Related news

86ha Tôm Nuôi Theo Mô Hình Kết Hợp Có Tôm Chết Rải Rác 86ha Tôm Nuôi Theo Mô Hình Kết Hợp Có Tôm Chết Rải Rác

Trong những tháng đầu năm, do điều kiện thời tiết diễn biến không thuận lợi, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, một số nơi bị ô nhiễm nguồn nước nên tình hình tôm nuôi của bà con trên địa bàn huyện Giá Rai gặp nhiều khó khăn. Qua kiểm tra thực tế của các ngành chức năng cho thấy, hiện có 86ha tôm nuôi theo mô hình kết hợp bắt đầu xuất hiện tôm nuôi chết rải rác ở một số nơi, chủ yếu tập trung ở thị trấn Giá Rai và xã Tân Thạnh.

Saturday. June 8th, 2013
Hướng Tới Vùng Chuyên Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) Hướng Tới Vùng Chuyên Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Huyện Đơn Dương (Lâm Đồng)

Đơn Dương là huyện phía Nam của cao nguyên Lâm Viên, chỉ cách TP. Đà Lạt chừng 30km. Với những lợi thế về đất đai, khí hậu, huyện Đơn Dương hoàn toàn có thể tin tưởng về một vùng chuyên chăn nuôi bò sữa đầu tiên trên đất Tây Nguyên.

Monday. January 28th, 2013
Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Cho Cây Trồng, Vật Nuôi Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Cho Cây Trồng, Vật Nuôi

Công ty TNHH Sinh Thái Trung Việt (Gia Lai) vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Ninh Hải tổ chức Hội thảo hướng dẫn ứng dụng chế phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân xã Xuân Hải.

Monday. July 29th, 2013
Sâu Cuốn Lá Tấn Công Lúa Đông - Xuân Ở Ba Tri (Bến Tre) Sâu Cuốn Lá Tấn Công Lúa Đông - Xuân Ở Ba Tri (Bến Tre)

Đây là lời cảnh báo của ông Trần Vũ Thanh - kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang. Ông Thanh cho biết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên trà lúa vụ Đông - Xuân của nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre), thấy mật độ bướm nở ngày càng nhiều, nở rộ, gói lứa sâu liên tục.

Tuesday. January 29th, 2013
Nuôi Bồ Câu Pháp Lãi Hàng Chục Triệu Đồng Nuôi Bồ Câu Pháp Lãi Hàng Chục Triệu Đồng

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.

Saturday. June 8th, 2013