Hà Nội tập huấn kỹ năng nắm bắt thị trường cho người trồng nhãn
Tại lớp tập huấn, bà con nông dân đã được thạc sĩ Nguyễn Đức Hạnh – giảng viên Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ hướng dẫn những kiến thức cơ bản về chiến lược sản phẩm, đánh giá thị trường, phân phối sản phẩm.
Bên cạnh đó là những nội dung về nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm trong đó cụ thể là quy trình, cách thức xây dựng và đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Chí – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho biết, lớp tập huấn này có nhiều điểm mới so với các đợt tập huấn trước đây bởi bà con nông dân đã liên kết vào tổ chức Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn. Mục đích chính của lớp học là nhằm giúp cho người trồng nhãn muộn nâng cao kỹ năng nắm bắt thông tin, sản xuất theo định hướng thị trường. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức hiện có 60 hội viên với diện tích 50ha. Sản lượng nhãn chín muộn thu hoạch mỗi năm đạt 300 – 400 tấn.
Related news
Sở hữu 18 ha nuôi tôm thương phẩm và 1,5 ha sản xuất tôm giống, mỗi năm thu lãi gần chục tỷ đồng, ông Nguyễn Hồng Cương được mệnh danh là vua tôm đất Nghệ An
Từ ngày áp dụng “kỹ nghệ” đeo kính cho gà, sản phẩm từ trang trại của anh Cường không những đảm bảo chất lượng mà còn đáp ứng các yêu cầu về mẫu mã.
Về các xã biển Thạnh Phong, Thạnh Hải thì gần như ai cũng biết ông Lê Văn Sấm (thường được gọi là ông Ba Sấm) là tấm gương làm giàu
Đã có gần 4ha cây ăn quả có giá trị nhưng khi kể về quá trình vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Văn Tân ở xã Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên vẫn nuối tiếc.
Ông chủ của mô hình nuôi cá chình mà chúng tôi nhắc đến là anh Lê Hà Giang, trú phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình)