Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Lợi Thế Về Giá Sẽ Không Còn
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám tại Hội nghị Tổng kết nuôi tôm các tỉnh phía Nam và triển khai kế hoạch năm 2014 do Tổng cục Thủy sản tổ chức tại Cà Mau vừa qua. Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, nuôi tôm nước lợ, nhất là tôm thẻ chân trắng năm 2013 đã có sự phát triển tốt, đóng góp lớn vào sản lượng nuôi và xuất khẩu của toàn ngành Thủy sản. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến kết quả này là do sản lượng tôm của các nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới giảm vì bị ảnh hưởng dịch bệnh dẫn đến giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu năm 2013 đều cao. Tuy nhiên khi bước sang năm 2014, những lợi thế này - nhất là lợi thế về giá có thể sẽ không còn do các nước xuất khẩu tôm bị dịch bệnh trong năm 2013 khắc phục và tăng sản lượng tôm nuôi. Tổng cục Thủy sản cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2013, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước đạt 652.612 ha (bằng 99,2% so với cùng kỳ năm ngoái), sản lượng tôm thu hoạch đạt 475.854 tấn. Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú đạt 588.894 ha, sản lượng thu hoạch 232.853 tấn; diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng 63.719 ha; sản lượng thu hoạch đạt 243.001 tấn. Diện tích tôm nuôi bị bệnh là 68.099 ha bệnh, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm khoảng 10,4% diện tích nuôi tôm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tại giá tôm thẻ chân trắng cỡ 60 - 70 con/kg dao động từ 145.000 - 150.000 đồng/kg; tôm sú cỡ 40 - 50 con/kg dao động từ 180.000 - 190.000 đồng/kg. Đối với diện tích tôm nuôi thu hoạch đúng tuổi người nuôi có lãi bình quân từ 100 - 150 triệu đồng/ha. Giá trị xuất khẩu tôm 10 tháng năm 2013 đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng gần 32,7% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Related news
Từ đầu năm đến nay, UBND huyện Hàm Thuận Nam đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long và hướng dẫn tiêu hủy cành, trái bị bệnh bằng chế phẩm sinh học BIO-ADB để làm phân bón.
Diện tích cây mắc ca ở các tỉnh Tây Nguyên đang tăng lên chóng mặt trong khi hiệu quả từ loài được cho là “cây tỉ đô” này lại không như kỳ vọng
Thời gian gần đây, ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An như Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Hợp... xuất hiện tình trạng người dân ồ ạt vào rừng khai thác các loại cây thuốc bán cho thương lái đưa đi Trung Quốc.
Hiện mức giá thu mua tại vườn dao động từ 30.000-33.000đ/kg, tăng từ 5.000-6.000đ/kg so với cùng kỳ năm trước.
Lâu nay, việc buôn bán của nông dân và tiểu thương phụ thuộc rất nhiều vào thương lái, tiểu thương không thể chủ động được nguồn hàng, nông dân bị ép giá. Để khắc phục tình trạng đó, tiểu thương tại nhiều chợ đầu mối đã thực hiện mô hình đầu tư khép kín với nông dân, mang lại hiệu quả kép cho cả hai bên.