Hiệu quả đánh bắt tăng nhờ tàu cá công suất lớn

Vươn ra biển lớn
Với mỗi ngư dân, việc đóng tàu công suất lớn để vươn khơi xa là niềm mơ ước. Bởi, nói như bà Võ Thị Lệ Thu-Chủ tịch UBND xã Nghĩa An: “Khi đánh bắt xa bờ, hiệu quả kinh tế của ngư dân sẽ tăng lên, sản lượng thu về lớn. Đồng thời cũng khẳng định được chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Ngoài ra, hạn chế đánh bắt gần bờ sẽ không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân, đặc biệt là ở các vùng ven biển”.
Ông Tống Quốc Khánh-Trưởng phòng Hành chính-Kế hoạch, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết: “Hiện nay, tổng số tàu thuyền trên toàn tỉnh lên đến 5.462 chiếc, tổng số công suất là 1.005.934CV, trong đó số tàu thuyền dưới 20CV là 1.166 chiếc. Việc đóng mới, cải hoán tàu nhỏ thành tàu có công suất lớn được đông đảo ngư dân hưởng ứng. Cụ thể, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015 đã có gần 60 chiếc được đóng mới và tổng công suất hiện nay lên đến 1.061.850CV. Hầu hết, bà con ngư dân đã ý thức được việc đóng tàu lớn, đánh bắt xa bờ mang lại nhiều nguồn lợi với họ. Vì vậy khi có những chính sách hỗ trợ đóng tàu công suất lớn họ rất quan tâm và đăng ký thực hiện…”.
Nâng cao hiệu quả đánh bắt
Đi biển nhiều năm, đánh bắt ở nhiều ngư trường lớn, nhưng do tàu có công suất nhỏ, trang bị thô sơ nên ông Phạm Cặn, ở thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi) đánh bắt không hiệu quả. Chính vì thế mà ngay đầu năm 2015, ông đã đầu tư 1,5 tỷ đồng đóng tàu mới có công suất lên đến 400CV. “Hồi trước đi biển bằng tàu nhỏ, công suất nhỏ nên đánh bắt còn nhiều hạn chế. Năm nay tôi quyết định vay tiền ngân hàng rồi đóng tàu mới công suất lớn với mong muốn khai thác, đánh bắt hiệu quả hơn. Trong tháng 6 âm lịch này tôi hạ thủy con tàu lớn ra khơi đánh bắt”- ông Cặn cho biết.
Không riêng gì ông Cặn mà hầu hết ngư dân ở Nghĩa An, Nghĩa Phú và nhiều xã ven biển khác đều mong muốn được cải hoán tàu thuyền để tăng hiệu quả đánh bắt, phát triển kinh tế gia đình. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2015, ngư dân Nghĩa An đã đóng mới 7 tàu công suất từ 300-400CV. Toàn xã khai thác hải sản đạt tổng sản lượng hơn 26.000 tấn, tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Ông Phan Thành Sơn-Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phú, TP.Quảng Ngãi chia sẻ: “Tại địa phương, việc cải hoán, nâng công suất tàu thuyền, nâng cao hiệu quả đánh bắt đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Theo đó, sản lượng cũng tăng dần theo từng năm. Hiện nay, xã Nghĩa Phú có 241 chiếc tàu thuyền, với tổng công suất 7.689CV, tăng 2.415CV so với năm 2014”.
Theo thống kê của Cục Thống kê Quảng Ngãi, từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng đánh bắt toàn tỉnh đạt 76.378 tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. “Qua thống kê và báo cáo của các phòng ban thì sản lượng đánh bắt của các địa phương tăng đều qua các năm. Cụ thể, tổng sản lượng đánh bắt năm 2014 đạt 156.373 tấn, tăng 6,8% so với năm 2013. Do ảnh hưởng nhiều yếu tố nên việc đánh bắt ở các ngư trường của ngư dân luôn gặp khó khăn. Tuy nhiên sản lượng thủy sản vẫn tăng trưởng đều qua các năm và luôn giữ mức ổn định”, ông Bùi Ngọc Dưỡng-Trưởng phòng Thống kê-Tổng hợp Cục Thống kê tỉnh cho biết.
Related news

Chồn nhung đen là động vật thuộc họ gặm nhấm có xuất xứ từ Nam Mỹ. Đây là giống vật nuôi rất phù hợp với người nghèo bởi chúng chỉ ăn cỏ và các loại rau, củ, quả bình thường, nhưng lại cho thịt nhiều hàm lượng dinh dưỡng và được bán với giá khá cao

Hiện nay, nông dân huyện Cái Nước đang phát huy nhân rộng mô hình đa cây đa con, thu được hiệu quả khá cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, cây mắc ca là loài cây giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao; sau 8 năm trồng khảo nghiệm tại các vùng trong nước cho thấy cây có nhiều triển vọng và thích hợp với các tỉnh miền núi của Việt Nam, đặc biệt là tại vùng cao Tây Nguyên và các vùng thấp và cao ở Tây Bắc

63% chủ trang trại là nông dân, còn lại là bộ đội phục viên, cán bộ nghỉ hưu. Số chủ trang trại được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý, không có định hướng rõ ràng. Phần đa khởi điểm chỉ là người có một số ít vốn, một ít đất đai trong tay, làm theo phong trào

Đón xuân mới Nhâm Thìn cũng là thời điểm nông dân Đầm Dơi (Cà Mau) hăm hở bước vào vụ chính nuôi tôm công nghiệp. Năm qua, toàn huyện thu hoạch 35.000 tấn tôm thương phẩm. Nhiều hộ sau 1 vụ nuôi tôm thẻ khoảng 75 ngày, thu lãi vài trăm triệu đồng. Đây là một hấp lực lớn thúc đẩy phong trào nuôi tôm công nghiệp năm 2012 phát triển mạnh