Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm chè

UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT Lâm Đồng “Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè, trong đó ưu tiên phát triển giống cao sản, giống chất lượng cao, xây dựng quy trình sản xuất chè an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng đến hình thành vùng chè hữu cơ của tỉnh; quản lý chặt chẽ an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến chè” và “Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, UBND các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán và sử dụng hóa chất bị cấm trong canh tác, chế biến sản phẩm chè”.
Đồng thời, dự kiến trong tháng 8 này, tỉnh sẽ có văn bản gửi Văn phòng Kinh tế Đài Bắc tại Việt Nam đề nghị cung cấp danh mục những hóa chất không được sử dụng trong sản xuất chè khi xuất khẩu chè vào Đài Loan để khuyến cáo cho nhân dân, doanh nghiệp biết và thực hiện.
Lâm Đồng hiện có 23.500ha chè (trong đó, chè chất lượng cao chiếm khoảng 5.600ha), là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước và năng suất cao hơn 25% so với năng suất chè bình quân chung toàn quốc.
Related news

Được mệnh danh là “vua” mắc ca của tỉnh Lâm Đồng, thế nhưng ông Trần Vinh (TP Đà Lạt) đang đứng trước nguy cơ phá sản vì nguồn vốn đã cạn kiệt do đầu tư vào loại cây quá mới mẻ này

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - Phạm S vừa phê duyệt các đối tượng, mức hỗ trợ và phân bổ kinh phí hỗ trợ giống để thực hiện kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê trên toàn tỉnh năm 2015.

Tưới nước tiết kiệm bằng công nghệ mới là giải pháp hiệu quả áp dụng cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô Tây Nguyên. Hạn hán, thiếu nước tưới vào mùa khô là nguyên nhân khiến năng suất cà phê ở Tây Nguyên sụt giảm, thậm chí có nhiều diện tích mất trắng.

Đó là dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao tại xã Vọng Thê, Thoại Sơn” do Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh An Giang là cơ quan quản lý và Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang) là cơ quan chủ trì.

Thời gian gần đây, nhiều diện tích trồng sắn trên địa bàn huyện Sông Hinh (Phú Yên) bị hư hại nặng, phải nhổ bỏ. Theo xác định của chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT), một loài ấu trùng sâu non họ bửa củi (bọ cánh cứng) đã gây hại cây sắn.