Gừng cay nên cần trung vi lượng
Gừng không kén đất, thường đất tơi xốp, giầu mùn, cao, thoát nước, có pH = 6 - 7,5, tầng canh tác dày 20 - 40 cm.
Gừng ưa ánh sáng nhưng có khả năng chịu rợp nên thường được trồng xen.
Đặc điểm sinh học
Gừng là cây trồng có giá trị kinh tế cao, củ gừng dùng ăn tươi, chế biến bánh kẹo, nước giải khát, là một trong các vị thuốc nam chữa bệnh, gừng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Là cây một năm, thân thảo có thể cao 0,5 – 1m.
Thân ngầm phình to chứa dưỡng chất gọi là củ, xung quanh có các rễ tơ, củ và rễ tập trung ở lớp đất mặt (0 – 15 cm), lá gừng màu xanh vàng đậm dài 15 – 20 cm, rộng 2 – 2,5 cm, chỉ có bẹ không có cuống mọc thẳng và so le, mặt nhẵn bóng, độ che phủ thấp.
Cây gừng ít ra hoa, khi ra hoa thì hoa màu vàng xanh, mép cánh hoa có mầu tím.
Số lượng chồi ở củ gừng không nhiều là nguồn để nhân giống.
Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu đạm (N): Gừng cần đạm không nhiều, chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh và phát triển thân lá với mức đầu tư trung bình khoảng 70 kg N/ha.
Nếu thừa đạm lá mỏng màu lá xanh đậm, dễ nhiễm sâu bệnh, ít củ, nếu thiếu đạm thân lá còi cọc chậm phát triển ảnh hưởng đến năng suất chất lượng củ.
Nhu cầu lân (P): Gừng cần lân ngay ở thời kỳ cây con đến giai đoạn đẻ nhánh vươn lá, làm củ bón đủ lân rễ cây phát triển hấp thu nhiều chất dinh dưỡng, củ hình thành sớm.
Nếu thiếu lân rễ ngắn ít củ năng suất thấp cây gừng cần khoảng 30 – 40 kg P2O5/ha.
Nhu cầu kali (K): Khi cây gừng vươn lá là bắt đầu cần kali đến giai đoạn phình củ thì lượng kali tăng dần bón đủ kali, thân lá cứng cáp màu lá xanh vàng sáng phiến lá dầy ít sâu bệnh.
Nếu thiếu kali lá thường xanh nhạt lá mỏng, ngọn bé dễ nhiễm sâu bệnh, cây gừng cần kali ngang với đạm.
Nhu cầu canxi (vôi): Gừng yêu cầu độ pH từ 6 – 7,5 mà hầu hết đất trồng gừng các vùng miền ở nước ta độ pH thường thấp, đất chua trừ môt số vùng phù sa sông vì vậy cung cấp vôi để cải tạo đất là cần thiết để điều chỉnh độ pH thích hợp cho gừng phát triển với lượng bón từ 400 – 500 kg vôi/ha.
Nếu thiếu vôi độ pH thấp ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển đặc biệt rễ nhiễm bệnh.
Nhu cầu magie (MgO) cây gừng cần magie để tăng hiệu suất quang hợp ánh sáng, đặc biệt những vùng trồng gừng dưới tán cây, cung cấp đủ magie bộ lá gừng mọc đứng khả năng quang hợp tăng mặt lá lấy được ánh sáng nhiều làm tăng tích lũy chất khô về củ.
+ Do nhu cầu dinh dưỡng của cây gừng cần sử dụng loại phân bó có đầy đủ, cân đối các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng một trong những loại phân thích hợp được bà con nông dân lựa chọn đó là phân ĐYT NPK Văn Điển.+ Nên chọn những chân đất thịt nhẹ, thịt pha cát, tầng đất canh tác dầy 20 – 25 cm, thoát nước tốt có độ pH từ 6 – 7,5 để trồng gừng, nếu đất chua cần bón thêm vôi, khi sử dụng phân NPK Văn Điển thì không phải dùng vôi nữa.
Thời vụ trồng gừng bắt đầu từ tháng 1 đến cuối tháng 4 dương lịch và thu hoạch vào tháng 11 - 12
Nếu thiếu magie khiến lá nhỏ khả năng quang hợp ánh sáng kém tích lũy chất khô về củ hạn chế ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Trồng gừng nên bón phân có hàm lượng magie cao sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt trên tất cả các loại đất.
Nhu cầu các yếu tố vi lượng: Gừng cần một số yếu tố vi lượng như: Kẽm (Zn), Bo (B), đồng (Cu), sắt (Fe), măng gan (Mn), cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng củ gừng sẽ tích lũy nhiều chất dầu thơm, chất cay, các vitamin, các hợp chất khoáng hòa tan, tỉ lệ tinh chất cao chất lượng củ tốt, nếu thiếu vi lượng dinh dưỡng của củ bị ảnh hưởng đặc biệt các tinh chất vitami, dầu thơm tích lũy trong củ giảm sút.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Trước khi trồng gừng tiến hành làm đất nhỏ, nên luống rộng 80 – 100 cm chiều cao luống 20 – 25 cm, mỗi luống trồng hai hàng so le kiểu nanh sấu, hàng cách hàng 40 – 50 cm, cây cách cây 30 – 40 cm, đào hốc kích thước 10 – 15 cm sâu 7 – 10 cm, rãnh luống rộng 30 – 40 cm, các hốc trồng cách mép luống 15 – 20 cm.
Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển bón cho cây gừng gồm phân lót NPK 5.10.3 có hàm lượng dinh dưỡng: N = 5 %, P205 = 10 %, K20 = 3%, Ca0 = 15%, Mg0 = 9%, Si02 = 14%, S = 2% và các chất vi lượng Zn, B, Cu, Fe, Mn.
Tổng dinh dưỡng đạt 58%, trong đó các yếu tố trung lượng, vi lượng đạt trên 40%.
Phân bón thúc ĐYT NPK Văn Điển loại NPK 12.8.12 có hàm lượng dinh dưỡng: N = 12 %, P205 = 8 %, K20 = 12%, Ca0 = 8%, Mg0 = 6%, Si02 = 9%, S = 6% và các chất vi lượng Zn, B, Cu, Fe, Mn.
Tổng dinh dưỡng đạt 60%.
Cách bón:
Bón lót, mỗi sào Bắc bộ (360 m2) bón lót 4 – 5 tạ phân chuồng hoai mục + 25 kg NPK 5.10.3 Văn Điển giải phân vào hố trên luống trộn đều với đất sau đó đặt bầu hoặc hom, nếu trồng bầu đặt miệng bầu hơi cao hơn so với mặt luống từ 2 – 3cm, nếu trồng hom đặt hom xuôi chiều luống vì sau này mầm sinh trưởng sẽ mọc ngang.
Khi trồng xong cần giữ ẩm đất đặc biệt là tháng đầu tiên tuy nhiên cũng không nên để gừng bị úng sẽ làm thối củ, tỉ lệ chết cao.
Bón thúc sử dụng phân ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển lượng bón từ 20 – 25 kg/sào, chia làm 3 lần: Lần thứ nhất, bón sau trồng 20 – 30 ngày sử dụng 5 – 6 kg/sào, giải phân giữa 2 hàng vun nhẹ đất trên mặt luống phủ kín phân.
Sau trồng 60 ngày bón thúc lần 2, lượng bón 7 – 8 kg/sào rải phân vào 2 mép luống vét đất ở rãnh phủ kín phân.
Sau trồng 100 - 120 ngày, tiến hành bón thúc lần 3, lượng bón từ 7 – 8 kg/sào, rải phân vào giữa hai khóm hoặc ở mép luống kéo đất vun cao mặt luống.
Lưu ý, mỗi lần bón không rải phân trực tiếp vào gốc đồng thời tiến hành tưới ẩm để cây dễ dàng hấp thụ phân bón, cũng có thể hòa loãng phân với nước để tưới.
Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật địa phương.
Phân bón ĐYT NPK Văn Điển cho cây gừng bên cạnh những yếu tố dinh dưỡng đa lượng (NPK) cân đối còn có các yếu tố dinh dưỡng trung, vi lượng chiếm trên 40% đáp ứng thỏa mãn nhu cầu cho cây gừng trong suốt cả vụ.
Cây gừng được bón phân Văn Điển sinh trưởng phát triển khỏe, ngọn nở lá vươn đứng màu xanh sáng hanh vàng, mặt lá bóng phiến lá dầy củ phình to sớm, củ đồng đều, vỏ mầu vàng đậm, đặc biệt gừng có sức chống chịu sâu bệnh cao, ít xuất hiện các bệnh như cháy lá thối củ.
Bón phân ĐYT NPK Văn Điển gừng cho năng suất cao, chất lượng củ tốt được thị trường ưa chuộng.
Related news
Những năm gần đây, cuộc sống của người dân xã Đông Sơn (TX. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) được cải thiện đáng kể nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng KHKT vào sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh, trong đó có mô hình trồng dưa hấu.
Những năm gần đây, thị trường cá tra bất ổn, khiến cho người nuôi cá da trơn vùng ĐBSCL lao đao. Họ đang phải cân nhắc và tìm hướng đi mới cho cái nghề đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều rủi ro này.
Báo cáo mới nhất của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) về tình hình dịch bệnh cho hay, đã có thêm một tỉnh nữa bùng phát dịch tai xanh, đó là tỉnh Bạc Liêu.
Vụ xuân 2012, hợp tác xã nông nghiệp thôn Ngô Cương (xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình) đã triển khai gieo trồng 21 mẫu bí đỏ siêu cao sản (siêu hạt).
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ vốn được xem là thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam. Nhưng theo số liệu tính đến ngày 15/4/2012 của VASEP thì đến thời điểm này thế mạnh thứ ba ấy chưa thật sự phát huy.