Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bao Giờ Tự Lo Được Thức Ăn Thủy Sản?

Bao Giờ Tự Lo Được Thức Ăn Thủy Sản?
Publish date: Wednesday. June 11th, 2014

Để nuôi trồng thủy sản mang tính bền vững, vấn đề chủ động SX thức ăn thủy sản trong nước đã đến lúc cần được quan tâm đầu tư...

Việt Nam hiện có khoảng 1,2 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS), chưa kể diện tích NTTS trên biển; trong đó có trên 660.000 ha nuôi tôm nước lợ và trên 5.000 ha nuôi cá tra. Thức ăn cho 2 đối tượng nuôi nói trên 100% phải sử dụng thức ăn công nghiệp.

Trong khi đó, nguồn thức ăn hầu hết đang lệ thuộc vào các tập đoàn nước ngoài. Để NTTS mang tính bền vững, vấn đề chủ động SX thức ăn thủy sản trong nước đã đến lúc cần được quan tâm đầu tư...

Tại Festival Thủy sản Việt Nam 2014 được tổ chức tại tỉnh Phú Yên vào cuối tháng 3, TS Ngô Anh Tuấn, chuyên gia tư vấn của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), cho biết, hiện nay chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm cá tra và tôm nuôi.

“Theo điều tra của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, chi phí này trong năm 2011 chiếm đến 86% trong giá thành SX cá tra.

Mặc dù hiện nay người dân NTTS có nhiều sự lựa chọn về chủng loại thức ăn, nhưng hoàn toàn bị động về giá cả. Một trong những nguyên nhân khiến giá thành tôm nuôi và cá tra ngày càng tăng là do thức ăn thủy sản ngày càng bị đẩy lên cao.

Theo các kết quả nghiên cứu đã được công bố cho thấy, gía thức ăn tăng khiến giá thành cá tra tăng từ 12.600đ/kg vào năm 2007 tăng lên 15.800đ/kg vào năm 2009, rồi tiếp tục tăng đến 23.000đ/kg vào năm 2013. Muốn 2 loại sản phẩm thủy sản chủ lực nói trên không bị liên tục tăng giá dẫn tới lép vế trong thị trường XK, Việt Nam cần phải chủ động trong SX thức ăn thủy sản”, TS Tuấn nói.

Tuy nhiên, SX thức ăn thủy sản trong những năm qua đang gặp nhiều khó khăn, khó nhất là nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào, vì bột đậu nành và nhiều loại bột phụ gia khác hầu hết phải NK. TS Ngô Anh Tuấn cho biết, để giảm lượng đậu nành NK, Việt Nam cần quy hoạch vùng chuyên canh trồng đậu nành có diện tích đủ lớn mới có thể cung ứng đủ cho SX thức ăn thủy sản.

Mặt khác, đậu nành trồng trong nước có chất lượng kém hơn, giá thành lại cao hơn đậu nành NK, dẫn đến ách tắc cung ứng đầu vào từ nguồn nội địa. Ngoài ra, công nghiệp phụ trợ ép dầu đậu nành cũng chưa được xây dựng ở bất cứ địa phương nào trong cả nước, do đó phải NK 100% khô dầu cho SX thức ăn thủy sản với giá cao và hoàn toàn bị động.

Một loại nguyên liệu đầu vào quan trọng khác dùng để SX thức ăn thủy sản là bột cá, sản phẩm nội địa cũng không thể thay thế nguyên liệu ngoại nhập, dù Việt Nam có sản lượng khai thác hải sản hàng năm rất lớn, và dù giá rẻ hơn nguồn bột cá nhập ngoại.

Nguyên nhân do công nghệ xử lý bột cá của Việt Nam còn kém, sản phẩm bột cá nội địa có độ tươi và độ đạm không cao, chất lượng thua xa loại bột cá NK. Những nguyên nhân nói trên đã khiến ngành SX thức ăn thủy sản trong nước bị vướng mắc.

Hiện nay, 2 ngành hàng tôm và cá tra chiếm đến trên 72% giá trị XK của toàn ngành thủy sản. Vậy mà người nuôi luôn bị động về nguồn thức ăn, nhất là giá cả liên tục tăng đã khiến SX không đạt hiệu quả. Đây là vấn đề mà ngành chức năng cần nghiêm túc đặt ra trong công cuộc tái cơ cấu ngành thủy sản trong thời gian tới!

Trong kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản, đối với các chuỗi sản phẩm tôm nuôi và cá tra, khâu SX thức ăn được xem là vấn đề cấp bách cần tháo gỡ.

Trong giải pháp khoa học công nghệ và môi trường có các hoạt động ưu tiên như: Nghiên cứu khoa học dinh dưỡng, xác lập công thức thức ăn cho từng giai đoạn phát triển của từng đối tượng thủy sản nuôi theo vòng đời sinh học; nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng đối với ngô, đậu tương, sắn và chất lượng SX bột cá; phối hợp quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ SX thức ăn thủy sản...


Related news

"Con Tàu Ước Vọng" Vẫn Nằm Bờ

Sau gần 3 tháng nhận bàn giao từ Chương trình Tấm lưới nghĩa tình của Quỹ Tấm lòng vàng Lao động của Tổng LĐLĐ Việt Nam, tàu cá 605 CV do Quỹ trao tặng cho Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vẫn chưa một lần vươn khơi bám biển. Vì sao?

Saturday. February 1st, 2014
Giá Tôm Tăng 70-80 Ngàn Đồng/kg Giá Tôm Tăng 70-80 Ngàn Đồng/kg

Ngày 30-1, các hộ nuôi tôm lớn ở 2 huyện: Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) cho biết, trong mấy ngày giáp tết, giá tôm sú thương lái mua tại đầm, hồ là 370-420 ngàn đồng/kg tăng khoảng 70-80 ngàn đồng/kg so với ngày thường.

Saturday. February 1st, 2014
Hơn 3.000 Ngư Dân Đón Tết Trên Biển Hơn 3.000 Ngư Dân Đón Tết Trên Biển

Tuy nhiên, theo các chủ tàu cá khai thác cá ngừ đại dương những ngày giữa tháng 1.2014, giá cá ngừ đại dương được thương lái thu mua với giá từ 100 - 120 ngàn đồng/kg nhưng hiện nay do nhiều tàu trúng đậm nên thương lái ép giá, chỉ còn 80.000 đồng đến 90.000 đồng/kg.

Saturday. February 1st, 2014
Biến Tiềm Năng, Thế Mạnh Thành Kinh Tế Mũi Nhọn Biến Tiềm Năng, Thế Mạnh Thành Kinh Tế Mũi Nhọn

Trong tiết trời lạnh giá của những ngày cuối năm, dọc tuyến đường từ trung tâm thị xã dẫn sang các xã đảo khu vực Hà Nam, chúng tôi được chứng kiến bà con tấp nập chở các loại thuỷ sản: Tôm, cá, cua, ruốc... từ các xã ven biển sang trung tâm thị xã tiêu thụ.

Saturday. February 1st, 2014
Mỹ Xuyên Không Khuyến Khích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Mỹ Xuyên Không Khuyến Khích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Những trà lúa trên nền ao nuôi tôm ở vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho thấy được sự tiến bộ về kỹ thuật chăm sóc của nông dân.

Saturday. February 1st, 2014