Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần những biện pháp quyết liệt, đồng bộ

Vì vậy, theo chỉ đạo của tỉnh thì các cấp, các ngành chức năng cần phải có những biện pháp quyết liệt, đồng bộ trong quá trình thực hiện, nếu không, nhiều nội dung khó mà đạt được mục tiêu trong vòng 5 năm tới.
Theo đề án, UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp - PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, gắn với thị trường, nhất là triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ngành nông nghiệp có trách nhiệm xây dựng, phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, nhất là xây dựng các khu công nghệ cao tại các vị trí, địa điểm thuận lợi để kêu gọi hợp tác đầu tư thực hiện các dự án.
Thực tế, đây là vấn đề tỉnh đã đặt ra từ nhiều năm qua, nhất là đã quy hoạch, xúc tiến các bước cần thiết để xây dựng, hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa bàn xã Đắk Nia (Gia Nghĩa). Thế nhưng, cho đến nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này xem ra vẫn chưa đâu vào đâu.
Mặc dù đã có chủ trương từ cuối năm 2011, nhưng đến cuối năm 2013, dự án xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh mới chính thức bắt đầu khởi động bằng việc xác định mặt bằng triển khai, thành lập ban quản lý và một số hoạt động như quy hoạch, xúc tiến kêu gọi đầu tư…
Đến nay, dự án đang tiếp tục được triển khai theo lộ trình, nhưng có nhiều khả năng sẽ chậm tiến độ. Do đó, tỉnh và đơn vị chức năng cần phải có sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt thì việc triển khai xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mới có thể đạt được kết quả như đề án đặt ra.
Cũng theo đề án, trong quá trình phát triển nông nghiệp thì cần phải ổn định diện tích cây trồng hiện có, nhất là cây cà phê; khuyến cáo nông dân không phát triển diện tích cà phê ở những vùng sinh thái không phù hợp với điều kiện canh tác.
Thực tế, vấn đề này tỉnh cũng đã có chủ trương từ nhiều năm qua, nhưng hầu như không thực hiện được. Nguyên nhân một phần là do việc sản xuất theo kiểu chạy theo phong trào đã trở thành tâm lý của nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh. Điển hình như đối với cây cà phê, ngành nông nghiệp lâu nay khuyến cáo chỉ dừng lại khoảng từ 60.000 - 70.000 ha là vừa, nhưng hiện nay đã lên tới trên dưới 120.000 ha.
Theo kế hoạch của tỉnh thì cần từng bước rà soát, loại bỏ những diện tích cà phê ở những vùng có điều kiện sinh thái không thích hợp, không để phát triển tự phát cà phê ngoài vùng quy hoạch. Thế nhưng, ở nhiều địa phương, khi giá cà phê tăng, một bộ phận nông dân vẫn tự phát mở rộng diện tích ngoài vùng quy hoạch dẫn đến diện tích cà phê vượt quá quy mô theo định hướng chung. So với quy hoạch đến năm 2020 theo Quyết định số 1987 của Bộ Nông nghiệp- PTNT thì tổng diện tích cà phê của tỉnh đã vượt gần 50.000 ha.
Cũng do mở rộng diện tích ồ ạt, không theo quy hoạch, hàng năm cứ đến mùa khô, các địa phương trong vùng trọng điểm cà phê của tỉnh liên tục bị khô hạn, thiếu nước tưới, gây thiệt hại lớn. Hiện tại và trong nhiều năm tới, cây cà phê vẫn sẽ giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.
Vì vậy, để phát triển cây cà phê bền vững trong thời kỳ mới, theo hướng thâm canh, tăng năng suất, đúng theo định hướng về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh đòi hỏi phải có những biện pháp chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ thì mới hy vọng đạt được mục tiêu đặt ra.
Related news

Ngày 28.11, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 11.2014 ước đạt 293 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 11 tháng đầu năm đạt gần 3,03 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Giá bán vải thiều tại Bắc Giang ổn định, dao động từ 8.000 đến 18.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành phẩm loại ngon tại TPHCM đạt 35.000 đến 40.000 đồng mỗi kg; tại các cửa khẩu dao dộng từ 20.000 đến 22.000 đồng/kg.

Những ngày cuối tháng 11, khi nguồn cung trong nước thiếu hụt trong khi nhu cầu nhập khẩu trên thế giới vẫn cao, giá tiêu trong nước đã vượt mốc 200.000 đồng/kg, mức cao nhất từ trước đến nay.

Năm nào cũng vậy, khi mùa mưa đến, dịch bệnh trên tôm lại có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả tôm nuôi. Riêng năm nay dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao hơn khi diện tích tăng quá nhanh trong khi sự trang bị về kiến thức để ứng phó của người nuôi còn quá “mỏng”.

Trước đây, phần lớn những hộ nuôi tôm công nghiệp đều phải đưa điện sinh hoạt vào sản xuất. Do đó, điện áp không ổn định, thường xuyên xảy xa tình trạng cúp điện cục bộ, nhất là vào thời điểm vụ nuôi chính. Bên cạnh đó, tiền điện phải đóng rất cao, có hộ phải đóng đến 40 triệu đồng/tháng.