Giống siêu lúa Hoa phượng đỏ cho hiệu quả cao
Ngày 18/9, tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật châu Á – Thái Bình Dương phối hợp với Công ty CP Đầu tư và phát triển công nghệ nông nghiệp Hải Phòng và HTX Nông nghiệp Đồng Phú đã tổ chức hội nghị tham quan mô hình trình diễn giống siêu lúa Hoa phượng đỏ NPT3.
Theo đánh giá, giống siêu lúa Hoa phượng đỏ NPT3 là giống lúa thuần cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Năng suất thực thu dự kiến của giống siêu lúa là từ 75 - 80 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng là Thiên ưu 8 trên cùng một diện tích canh tác khoảng 18 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế tăng lên khoảng 25% so với sản xuất giống lúa thông thường.
Mô hình trình diễn giống lúa Hoa phượng đỏ NPT3 tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ.
Ngoài ra, ông Phạm Văn Thành - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đồng Phú cho biết thêm, giống lúa NPT3 còn có thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể chủ động được cơ cấu cây trồng và giảm thiểu được những rủi ro do thiên tai gây ra. Đồng thời, có khả năng chống chịu khá tốt sâu bệnh hại trên đồng ruộng như bệnh: Rầy nâu, đạo ôn và bệnh vàng lá…
Trước khi đưa về cấy trình diễn tại xã Đồng Phú, giống siêu lúa Hoa phượng đỏ NPT3 đã được trình diễn và đưa vào sản xuất thử ở nhiều tỉnh phía bắc như: Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An được nông dân đón nhận.
Qua kết quả trình diễn, Công ty CP Đầu tư và và phát triển công nghệ nông nghiệp Hải Phòng đơn vị ký hợp đồng mua bản quyền giống lúa NPT3 của Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật Châu Á - Thái Bình Dương đã đề nghị Hội đồng khoa học, các Bộ ngành liên quan công nhận giống NPT3 là giống sản xuất thử và được phép kinh doanh để bà con nông dân được hưởng lợi.
Related news
Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP nhưng việc tiêu thụ lại không dễ ngay cả khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm này.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương đã phối hợp với các thương vụ Đại sứ quán Việt Nam triển khai hàng loạt giải pháp: Cập nhật thông tin về nhu cầu, chính sách nhập khẩu các nước trong khu vực; giới thiệu tiềm năng xuất khẩu thủy - hải sản của Việt Nam...
Trong quá trình thực hiện mô hình, ông Đồng được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn hướng dẫn từ khâu xây dựng chuồng trại, hướng dẫn chăn nuôi, đến việc làm vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. “Qua theo dõi, đàn gà thích nghi tốt, tỷ lệ hao hụt thấp (dưới 10%), tăng trọng nhanh.
Dù vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu cá tra của VN nhưng giá trị mặt hàng này xuất vào Liên minh châu Âu (EU) ngày càng giảm.
Mạnh dạn thử nghiệm cây trồng mới, ông Nguyễn Văn Đức ở ấp 4, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương)trồng xen canh cây dó bầu lấy trầm hương với cây điều, cao su. Sau gần 10 năm chăm sóc, vườn cây hơn 4 ha của ông chuẩn bị cho thu hoạch, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.