28,5ha Giổi Xanh Tại Huyện Điện Biên Phát Triển Tốt

Hội thảo “Mô hình trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn (giổi xanh) năm thứ 2 được Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh phối hợp xã Thanh Hưng và Thanh Chăn, huyện Điện Biên tổ chức ngày 2/10. Mô hình đầu tư từ nguồn vốn của TTKN Quốc gia, qui mô 28,5ha với 70 hộ tham gia (Thanh Chăn, 14,5ha, 35 hộ; Thanh Hưng 14ha với 35 hộ).
Mô hình được triển khai trong 2 năm (2013-2014). TTKN đã tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình và cấp phát phân bón N:P:K (5:10:3) và giống giổi xanh năm thứ 1 (năm 2013) và cấp phân bón N:P:K (5:10:3) năm thứ 2 (năm 2014).
Trong quá trình triển khai mô hình, TTKN đã cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ tham gia. Quá trình theo dõi, kiểm tra đánh giá kết quả của mô hình như sau: Tỷ lệ sống đạt 95%, chiều cao cây trung bình đạt 50cm, đường kính gốc đạt 1,5cm, đường kính tán đạt 40cm, cây sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, một số diện tích bị trâu bò phá hoại.
Giổi xanh là loài cây cho gỗ rất tốt: sau 8 năm trồng cho thu hái quả, hạt giổi làm thuốc chữa bệnh và gia vị; sau 20 năm cho thu gỗ khoảng 1 mét khối/1 cây. Dự ước hiệu quả kinh tế cho 1ha cây giổi xanh (gạt giổi + gỗ giổi) sau 8 - 10 năm tuổi thu được khoảng 125 triệu đồng.
Related news

Cũng giống như các loại gia súc, gia cầm khác, các mặt hàng thủy sản cũng cần được kiểm dịch. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, lĩnh vực này đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Tiền Giang có hơn 550.000 con heo và sản lượng thịt hơi hằng năm cung cấp cho thị trường trên 120.000 tấn. Tuy nhiên, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh một thời gian dài, khiến nông dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thua lỗ nặng, nhiều hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi "treo chuồng".

Củ Chi huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, vùng trọng điểm chăn nuôi bò sữa của thành phố. Củ Chi có tổng đàn bò 74.430 con trong đó số lượng bò sữa 58.700 con được nuôi nhiều tại các xã An Phú, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội…

Trở về từ chiến trường Campuchia sau năm 1982, anh Phạm Hiền ở thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn (Ninh Sơn), chỉ có hai bàn tay trắng nay đã có một cơ ngơi khá giả, là một trong những tấm gương điển hình của địa phương vươn lên thoát nghèo, làm kinh tế giỏi.

Công ty TNHH một thành viên Phúc Toàn Đức (xã Phú Hòa, huyện Định Quán, Đồng Nai) được thành lập từ tháng 8/2012. Hiện, doanh nghiệp đang đầu tư cho hàng chục nông dân ở xã Phú Hòa tham gia mô hình chăn nuôi cá - ếch - rắn, mang lại thu nhập cao.