Giống lúa thơm SV181 cho năng suất cao

Vụ hè thu 2015, hai đơn vị vừa nêu cùng ngành nông nghiệp và một số hợp tác xã ở 4 địa phương Phú Ninh, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, hỗ trợ cho hơn 150 hộ dân triển khai canh tác khảo nghiệm 38ha giống lúa thơm chất lượng cao SV181. Tại hội thảo, nhiều nông dân tham gia mô hình trình diễn cho biết, SV181 là giống lúa thuần có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ 83 - 85 ngày.
Chiều cao cây trung bình, thân cứng, phát triển mạnh, đẻ nhánh khỏe, bông to, tỷ lệ hạt lép thấp và ít bị nhiễm các loại sâu bệnh nguy hiểm như rầy nâu, đốm vằn, đạo ôn.
Theo tính toán của cơ quan chuyên môn và các hộ dân, năng suất bình quân của những mô hình sản xuất trình diễn giống lúa thơm SV181 đạt khoảng 71 tạ/ha, cao hơn 8 tạ/ha so với giống đối chứng KD18 canh tác trên cùng chân đất.
Related news

Vụ ĐX 2012 - 2013, huyện Tuy Phước (Bình Định) xây dựng 13 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) tại các xã: Phước Quang, Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Nghĩa và Phước Lộc, tổng diện tích 552 ha, có 3.095 nông hộ tham gia. Trong đó, liên kết sản xuất lúa giống hơn 341 ha, 2.009 hộ tham gia. Nông dân đã thu lãi khá từ sản xuất lúa giống.

Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, tỉnh Cà Mau chia thành 2 vùng kinh tế chủ đạo mặn và ngọt. Tuy nhiên, thời gian qua, khi cây trồng chủ đạo của vùng ngọt là lúa lại không mang đến lợi nhuận cho người dân thì vật nuôi mũi nhọn vùng mặn là con tôm có xu hướng lấn áp.

Nhằm khai thác và tận dụng triệt để tiềm năng của đất đai, người dân xã Cao Trĩ (Ba Bể, Bắc Kạn) đã trồng xen cây rau bồ khai dưới tán cây cây hồng, đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân. Đây cũng được xem là một hướng phát triển kinh tế có nhiều triển vọng của địa phương.

Trứng gà của cơ sở Minh Đạt (Tiền Giang) đã có mặt trên thị trường từ nhiều năm nay, xây dựng thương hiệu "Trứng gà Minh Đạt" hướng đến sản xuất trứng gà an toàn, sạch. Đặc biệt, trứng gà sạch thương hiệu Minh Đạt đã có mặt tại Siêu thị Co.op Mart Mỹ Tho và trở thành sản phẩm trứng gà địa phương duy nhất ở siêu thị này.

Được đưa vào trồng từ năm 2006, đến nay, đu đủ đã trở thành cây trồng chủ lực nhằm chuyển đổi cơ cấu, nâng cao hiệu quả canh tác của người dân xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Thời điểm này, người trồng đu đủ xã Dị Nậu bước vào mùa thu hoạch.