Hội Thảo Cải Thiện Nghề Câu Vàng Và Câu Tay Cá Ngừ Việt Nam

Sáng 14.6, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh và Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng kế hoạch hành động cho dự án cải thiện nghề câu vàng và câu tay cá ngừ Việt Nam theo tiêu chuẩn bền vững của Hội đồng Quản lý biển quốc tế (MSC)”.
Trong những năm gần đây, Bình Định nói riêng và các tỉnh duyên hải miền Trung nói chung có nghề khai thác cá ngừ phát triển khá, đóng góp nhiều cho nền kinh tế, nhưng đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức. Tại Hội thảo, nhiều đại biểu đánh giá tuy phát triển khá song nghề khai thác cá ngừ ở khu vực này có quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất theo hộ gia đình; sản lượng tăng nhưng chất lượng không đồng đều, giá giảm, gây lãng phí nguồn lợi và sự phát triển bền vững của nghề câu cá ngừ Việt Nam. Trước thực trạng này, cần thiết phải cải thiện nghề câu vàng và câu tay cá ngừ Việt Nam theo tiêu chuẩn MSC.
Để được chứng nhận MSC, nghề cá phải đảm bảo các tiêu chí khoa học rất nghiêm ngặt như: không khai thác bừa bãi làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, nếu có suy giảm phải bảo đảm điều kiện tái khôi phục nguồn lợi. Có hệ thống quản lý nghề khai thác hữu hiệu, tuân thủ luật lệ, công ước và các tiêu chuẩn quốc tế…
Related news

Máy gieo hạt đậu phộng gồm 2 phần: Máy xới tay hiệu Yanmar, sử dụng động cơ K15 và bộ phận gieo hạt đậu phộng, có thùng chứa đậu khoảng 20 kg.

Với diện tích đất tự nhiên 95.339 km2, chiếm 26,8% đất tự nhiên của cả nước, miền núi phía Bắc là vùng đất đồi núi rộng lớn, có nhiều tiềm năng phát triển các cây công nghiệp.

Thiên nhiên biệt đãi cho Tây Nguyên có tầng đất đỏ bazan để phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Chúng tôi có mặt tại trang trại nuôi bò sữa của ông Phan Doãn Huấn, đội sản xuất 26/7, Nông trường Mộc Châu (Sơn La) lúc 4 giờ sáng.

Dù năm nay đã bước sang tuổi 77 nhưng kỹ sư Phạm Văn Nguyên (thành viên Ban cố vấn của Hiệp hội Điều VN) vẫn tràn đầy nhiệt huyết với cây điều.