Giá bò sữa giống xuống thấp bất thường
Ông Nguyễn Nhất Tâm ở xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), trồng 2 ha cao su khai thác đến năm thứ 7, đầu năm 2015 ông đốn bỏ 1 ha để chuyển qua nuôi bò sữa.
Ông Tâm mua 3 bò sữa cái mang thai tháng thứ 4 (khoảng 20 tháng tuổi) giá “đổ đồng” 45 triệu đồng/con ở xã Tân Thuận Đông, huyện Củ Chi (TP.HCM), nơi nổi tiếng với nghề chăn nuôi bò sữa với tổng đàn 22 ngàn con.
Sau đó, thấy qui mô nuôi có thể mở rộng được nữa, vào cuối tháng 7, ông mua thêm 2 con nữa cũng giống như trước nhưng với giá 32 triệu/con nhờ vào vốn “hỗ trợ sản xuất” của Hội Nông dân xã Long Tân. Như vậy, chỉ trong vòng chưa tới 6 tháng, việc đầu tư mua bò sữa giống của ông Tâm đã “hố” mất trên 30 triệu đồng!
Ông Hồ Văn Tráng, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thuận Đông xác nhận, giá giống bò sữa hiện đang giảm mạnh, đồng thời cho rằng những ai muốn đầu tư nuôi bò sữa thì nên “nhảy” vào trong thời điểm này, bởi nếu mua 10 con bò sữa cái 20 tháng tuổi thì chi phí mất khoảng trên 300 triệu đồng, trong khi đó chỉ cách đây mấy tháng đã là 400-450 triệu đồng.
“Có thực tế là dù giá con giống giảm, nhưng bán ra lại chậm, ít người mua. Nông dân địa phương chúng tôi không còn đầu tư phát triển đàn bò sữa như trước nữa mà người mua chủ yếu là từ nơi khác đến”, ông Tráng nói.
Ông Hồng Dậu, Chi hội trưởng Nông dân ấp 11A, nuôi 10 con bò sữa cho biết, thời điểm đầu tháng 8, giá sữa bò tươi tại các điểm thu mua cao nhất là 14.000 đồng/kg, thấp nhất 8.500 đồng (do trừ % tạp trùng, kháng sinh, vi sinh), bình quân khoảng 12.000 đồng/kg, với mức giá này người chăn nuôi vẫn có lãi tuy không nhiều so các năm trước. Nhưng sợ nhất là các công ty thu mua gây khó khăn, hăm he dọa cắt hợp đồng nếu sữa tươi bán ra vẫn còn tiếp tục tình trạng lẫn nhiều tạp trùng, tạp chất.
“Một con bò cho sữa chu kỳ 10 tháng/năm, bình quân 1 ngày vắt 15kg/con, nuôi 10 con vị chi là 150 kg, bán cho công ty sữa giá 12.000 đ/kg, thu về 1.800.000 đồng/ngày. Trong đó chi phí như cám, hèm bia, xác mì, cỏ, công lao động chiếm khoảng ½ giá trị tiền bán sữa, tức còn lại khoảng 900 ngàn/ngày.
Một tháng thu nhập ít nhất cũng được 25 triệu nên nông dân rất sợ bị các công ty cắt hợp đồng, bởi đại lý ngưng mua 1 tuần lễ, tức 10 con bò cho cả tấn sữa phải đổ đi và việc này cũng từng xảy ra rồi”, ông Dậu nói.
Vẫn theo ông Dậu, chính vì tâm lý sợ như vậy cộng với việc thông tin về một công ty sữa nhập về 20 ngàn con bò sữa, bằng tổng đàn của xã Tân Thuận Đông trong suốt hơn 15 năm qua cộng lại, nên giá bò sữa giống ở địa phương giảm một cách bất thường.
Theo hướng dẫn của ông Dậu, chúng tôi tìm đến gia đình ông Lê Văn Điện, cũng ở ấp 11A, vừa nuôi bò sữa với tổng đàn 20 con và cũng là một thương lái chuyên cung cấp bò sữa giống cho các hộ chăn nuôi.
Theo ông Điện, năm 2014 và đầu năm 2015, do giá thu mua sữa tốt, bò sữa giống lên khá cao, một con bò cái tơ 15 tháng tuổi có giá từ 30-35 triệu đồng; một con bò cho sữa hơn 15kg/ngày giá cao hơn từ 35-45 triệu đồng; còn nếu bò có thể lấy sữa được trên 20 kg/ngày, giá phải từ 45-60 triệu đồng/con. Thậm chí những con bò đang cho sữa loại xấu cũng có người đến bắt.
Nhưng hiện nay giảm thấp bất thường, một con mất từ 10-15 triệu đồng so với trước, chẳng hạn giá con bò cái tơ 15 tháng tuổi còn có 20-22 triệu đồng!
“Hiện nay, có thể do giá sữa kém hấp dẫn, nguy cơ sắp đến còn tụt nữa nên con giống bán ra cũng chậm, thỉnh thoảng vẫn có người đến bắt nhưng chủ yếu từ các nơi khác, nhất là một số vùng trồng cao su thanh lý ở tỉnh Tây Ninh, Bình Dương”, ông Điện giải thích.
Related news
Nông dân nuôi bò sữa Hà Lan là những chủ trang trại có nhiều kinh nghiệm trong nuôi và quản lý đàn bò sữa, nhất là về thức ăn, các bệnh phổ biến, kỹ thuật vắt sữa…
Tuy nhiên, cũng theo Cục Chăn nuôi, hiện vẫn còn nhiều bất cập trong việc kiểm soát thực phẩm nhập khẩu. Tình hình dịch bệnh và chi phí dịch vụ thú ý còn cao, chiếm khoảng 5-10% giá trị của sản phẩm, khiến người chăn nuôi vẫn chịu nhiều thiệt thòi.
Năm 1999, anh Nguyễn Văn Tiền từ quê Thanh Hóa vào lập nghiệp tại thôn 11 xã Ia T’mốt (huyện Ea Súp, Đắk Lắk). Sau khi lập gia đình, năm 2004 do một tai nạn không may, anh mất đi 2 bàn chân. Cuộc sống dường như đã chao đảo, mất phương hướng nhưng vai trò là trụ cột gia đình đã không cho phép anh gục ngã, nản lòng. Từ sự cố đó, anh Tiền xác định chăn nuôi là phù hợp nhất với điều kiện bản thân và gia đình.
Trước tình hình thời tiết lạnh kéo dài, cũng là thời gian gần đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, các địa phương đang đồng loạt triển khai phòng chống dịch bệnh, đói rét cho cây trồng, vật nuôi.
Bảo, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ (Bình Định) học được nghề nuôi rắn hổ trâu bán thịt. Năm 2011, anh Bình quyết định trở về quê lập nghiệp với nghề này.