Chuyển đổi cây trồng ở Vạn Phú (Khánh Hòa)

Theo ông Đinh Văn Hiệp - Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã, vụ đông xuân 2014 - 2015, địa phương có 30ha đậu phụng, 10ha bắp chuyển đổi từ đất lúa. Tuy nhiên, bước qua vụ hè thu, do khó khăn về nước tưới nên diện tích chuyển đổi không nhiều. HND xã đang thực hiện điểm trình diễn mô hình cây bắp lai với diện tích 0,5ha. Sắp tới, HND xã sẽ tổ chức hội nghị đầu bờ và khuyến khích nông dân trồng bắp. Ngoài ra, HND xã đang động viên một nông dân viết đề tài sáng tạo máy làm cỏ bắp, nếu thành công sẽ giảm đáng kể công lao động…
Ông Trần Văn Trúc (thôn Tân Phú) cho biết, vụ nào ông cũng dành một nửa diện tích đất nông nghiệp của gia đình để trồng bắp lai. Theo ông, bắp lai dễ trồng, dễ chăm sóc, cần ít nước tưới, rất thích hợp cho việc chuyển đổi cây trồng mùa hạn, sản phẩm làm ra dễ tiêu thụ. Trái với bắp lai, trồng bắp nếp rất dễ bị thương lái ép giá hoặc không bán được. “1ha bắp lai, sau 3 tháng trồng cho thu hoạch lãi ròng 20 triệu đồng, 1 năm có thể làm 2 vụ bắp xen 1 vụ lúa…” - ông Trúc nói.
Ở Vạn Phú, nông dân trồng bắp không chỉ để bán mà còn phục vụ chăn nuôi khép kín. Ông Trúc có 4 con bò và đàn gia cầm hơn 100 con. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi lên tới 3,5 tấn/năm. Vì vậy, ông không lo đầu ra từ cây bắp bị ế ẩm bởi còn dùng làm thức ăn phục vụ chăn nuôi. Tuy nhiên, nông dân trong xã vẫn chưa mặn mà với cây bắp bởi tình trạng thiếu nước và cần có máy làm cỏ bắp để giảm chi phí sản xuất.
Đối với đậu phụng, lâu nay đây là cây trồng phát triển mạnh tại Vạn Phú. Ông Võ Kim Châu (thôn Tân Phú) - người trồng đậu phụng có nhiều kinh nghiệm cho biết, trồng đậu phụng nhàn hơn trồng lúa bởi gần như không phải phun thuốc, ít sâu bệnh, chi phí thấp. Ngoài ra, trồng đậu phụng sử dụng lượng nước ít, thích hợp trong mùa hạn, hiệu quả kinh tế gấp 3 - 4 lần cây lúa, 1ha có thể lãi 50 - 60 triệu đồng… Tuy nhiên, người trồng đậu cần phải biết dừng đúng lúc để tránh hiện tượng nhiễm sâu bệnh, tốt nhất là canh tác 3 năm thì chuyển sang cây trồng khác. Điều nông dân Vạn Phú lo lắng nhất khi canh tác cây đậu phụng là thiếu máy thu hoạch nên cần rất nhiều nhân công. Đến vụ thu hoạch, nông dân phải nhổ bằng tay, làm tăng chi phí…
Bà Dương Thị Kim Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Phú cho biết: Địa phương đang tích cực vận động nông dân chuyển đổi cây trồng, nhưng do thiếu nước nên khó có thể hướng dẫn nông dân thực hiện. Vì thế, diện tích chuyển đổi còn hạn chế, chỉ khoảng 15ha, chủ yếu là cây đậu phụng.
Related news

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an TP tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuỷ sản giống, thuỷ sản nhập khẩu, đặc biệt là cá tầm.

Ngày 20/3, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.

Cá nàng hai có giá trị kinh tế khá cao trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là tỷ lệ sinh sản rất thấp, ThS. Phạm Phú Hùng, giám đốc Trung tâm thủy sản Long An, và cộng sự đã thực hiện một số biện pháp sản xuất giống cá nàng hai quy mô nông hộ giúp người nông dân có thể tự nhân giống và nuôi cá thành công ngay tại ao nhà.

Sau thời gian dài đánh bắt thua lỗ, từ đầu tháng 3-2014 đến nay, ngư dân Phú Yên đột ngột trúng đậm cá ngừ đại dương với sản lượng bình quân 1,5 tấn, có tàu đạt trên 3 tấn, lãi hơn 300 triệu đồng.