Độc Đáo Mô Hình Trồng Hoa Ly Lãi Hơn Nửa Tỷ Đồng Ở Thành Phố Sa Đéc

Với phương châm tìm kiếm những cách làm hay, những giống hoa, kiểng mới lạ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhà vườn Trần Văn Phương (tên thường gọi Năm Ruồi) ở khóm Tân Mỹ, phường Tân Qui Đông, TP.Sa Đéc đã biến điều “không thể” thành chuyện “có thể”. Ông Phương là người đầu tiên tại Sa Đéc phát triển trồng hoa ly thành công ở “thành phố hoa nhiệt đới”. Theo ước tính, sau khi trừ hết chi phí vườn hoa ly của ông năm nay thu lãi trên 700 triệu đồng.
Do đặc thù khí hậu nên phần lớn các chủng loại hoa kiểng thế mạnh ở Sa Đéc đều là loại hoa nhiệt đới. Vì vậy, nhu cầu của thị trường về các loài hoa ôn đới là rất cao. Hiện nay, phần lớn các sản phẩm hoa ôn đới Sa Đéc được tiêu thụ tại TP.Sa Đéc đều được nhập từ Đà Lạt và Hà Nội, vì vậy giá thành của các loại hoa ôn đới khá cao so với các giống hoa nhiệt đới có tại địa phương.
Xuất phát từ nhu cầu của thị trường đối với các mặt hàng hoa ôn đới, khoảng năm 2012, ông Phương nảy sinh ý tưởng trồng thử nghiệm các loại hoa ôn đới trên mảnh vườn của mình tại làng hoa Tân Qui Đông. Từ những kinh nghiệm và thành công với mô hình trồng hoa cát tường, ông Phương bắt đầu nghiên cứu cách trồng hoa ly. Hai năm đầu do chưa có được kinh nghiệm nên ông bị lỗ vốn trên 100 triệu đồng. Từ kinh nghiệm đúc kết được qua những vụ hoa trước, năm thứ 3 chỉ với khoảng gần 3.000 chậu, ông Phương lãi gần 300 triệu đồng.
Thừa thắng xông lên, Tết Ất Mùi năm nay ông Phương tiếp tục cung cấp cho thị trường khoảng 6.000 chậu hoa ly với nhiều chủng loại với giá thành khác nhau. Một chậu hoa ly tại vườn của ông Phương có giá thấp nhất là 90 ngàn đồng, giá cao nhất là trên 150 ngàn đồng, cao gấp 3 lần hoa cúc mâm xôi và cao gấp 4 - 5 lần các loại hoa thông thường khác tại địa phương.
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng hoa ly, ông Phương cho biết: “Hoa ly trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới đã là chuyện không dễ làm và chuyện xử lý hoa ly ra đúng dịp Tết Nguyên đán là chuyện khó khăn hơn gấp nhiều lần. Để có được những chậu hoa ly đúng Tết, nhà vườn cần lưu ý nhiều yếu tố.
Trong đó, việc lựa chọn giống hoa, giá thể trồng và điều tiết nhiệt độ trong vườn... là những yếu tố cốt lõi. Hoa ly có rất nhiều loại và thời gian sinh trưởng của mỗi loại cũng khác nhau. Cụ thể, loại có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 1,5 tháng và loại dài nhất là 4 tháng. Vì vậy, để cho hoa ly ra hoa vào đúng thời điểm mong muốn cần phải bố trí lịch gieo trồng và kỹ thuật chăm sóc thích hợp với từng loại giống”.
Khác với hoa ly cắt cành ở Đà Lạt, hoa ly của ông Phương được trồng trong chậu từ nhỏ nên người chơi hoa có thể chưng rất lâu. Đây cũng là ưu điểm thu hút có nhiều khách hàng và mối lái tìm đến vườn hoa ly của gia đình ông Phương. Theo ông Phương, hiện tại nhu cầu thị trường đối với loại hoa này vẫn còn nhiều tiềm năng. Kết thúc vụ mùa này, ông Phương sẽ tiếp tục đầu tư thêm hệ thống phun tưới tự động và mở rộng thêm qui mô cho vườn ly.
Dự kiến trong năm 2016, ông Phương sẽ trồng khoảng 15 ngàn chậu hoa ly, trong đó sẽ ưu tiên trồng nhiều hơn các giống hoa ly có thân hình thấp thích hợp trồng trong chậu và giống hoa được thị trường ưa chuộng.
Related news

Có tám container vải tươi của VN đã và đang trên đường đến hai thị trường khó tính mới mở là Mỹ và Úc sau nửa tháng bắt đầu xuất khẩu.
Xã Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông) có 20 bản của 2 dân tộc Mông và Thái. Sản xuất nông nghiệp ở đây từ lâu đời chủ yếu canh tác một vụ trên nương, năng suất, sản lượng thấp. Đất sản xuất có độ dốc cao, nhanh bạc màu, người dân không sử dụng phân bón nên gieo trồng được 2 - 3 vụ lại bỏ hoang. Diện tích rừng bị thu hẹp mà cuộc sống người dân vẫn không được cải thiện nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Miên, đội 23, xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) tại lớp tập huấn “Quy trình chăm sóc cây lúa, ngô trên đồng ruộng bằng các sản phẩm của Công ty Supper phốt phát và Hoá chất Lâm Thao” diễn ra từ ngày 12 - 13/6 vừa qua, bà Miên hồ hởi cho biết, đã nhiều năm qua mỗi khi bước vào mùa vụ, gia đình bà không phải lo tiền, hay vay lãi nóng để mua phân bón nữa.
Người dân bản Tà Lèng, xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) không ai không biết ông Lò Văn Mấng, Phó chủ tịch HĐND xã năng nổ, nhiệt tình trong công việc và làm kinh tế giỏi.
Ngay sau khi kết thúc vụ lúa đông xuân năm 2014 – 2015 thắng lợi, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân huyện Điện Biên đồng loạt ra đồng làm đất, nạo vét kênh mương chuẩn bị sản xuất lúa vụ mùa.