Giá Tôm Nguyên Liệu Giảm

Tuần qua thị trường không biến động lớn, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh là do tâm lý người mua và người bán.
Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau vừa ra thông báo phân tích, đánh giá một số nguyên nhân giá tôm nguyên liệu giảm mạnh trong tuần qua. Qua đó cho thấy, tuần qua thị trường không biến động lớn, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh là do tâm lý người mua và người bán.
Sau khi có thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra quyết định sơ bộ về mức thuế chống bán phá giá đối với tôm nguyên liệu của Việt Nam NK vào Mỹ. Dựa vào tuyên bố này, các DN trong nước đồng loạt giảm giá mua. Cụ thể, đến 8 giờ ngày 4/4/2014, giá tôm thẻ chân trắng 100 con/kg giá 102.000 đ/kg, giảm 28.000 đ/kg; tôm sú 20 con/kg 285.000 đ/kg (giảm 20.000 đ/kg); tôm sú 30 con/kg giá 235.000 đ/kg (giảm 15.000 đ/kg) ...
Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau thông tin, ngoài các nguyên nhân trên, một phần là do người nuôi tôm cũng sợ giá tiếp tục bị giảm nên ào ạt thu hoạch, làm cho sản lượng thu hoạch vượt công suất chế biến của các nhà máy và vượt nhu cầu XK của DN... Nếu tình trạng này kéo dài thì bắt buộc các DN phải tiếp tục giảm giá.
Sở NN-PTNT khuyến cáo: Nông dân nên bình tĩnh, theo dõi sát tình hình thị trường, hạn chế thu hoạch ồ ạt nhằm giảm áp lực hàng tồn kho lên các nhà máy chế biến… Có như vậy, thời gian tới giá tôm nuôi mới ổn định lại được.
Related news

Nhiều DN và trang trại ở Đông Nam bộ vẫn cho rằng, nếu liên kết với nhau tạo thành chuỗi giá trị thực sự, gà trắng Việt Nam vẫn có thể đứng vững.

Ngoài chất cấm, các loại thức ăn bổ sung có ghi nhãn siêu nạc, siêu tăng trọng, bung đùi, nở vai, nở ức,... cũng được bày bán và sử dụng tràn lan trong chăn nuôi.

Ngày 13/10, Tân Hoa xã dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Darmin Nasution cho biết quốc gia này đang thảo luận với Việt Nam và Thái Lan về khả năng nhập khẩu gạo từ hai nước trên nhằm ứng phó với tác động của hiện tượng El Nino.

Mới qua 3/4 thời gian đã thấy rõ “đích” xuất nhập khẩu (XNK) cả năm 2015. Sự phục hồi của nền kinh tế khá thuyết phục với mức tăng GDP 9 tháng đạt 6,5%- cao nhất so với cùng kỳ 4 năm trước. Môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt.

Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem về hàng tỷ USD mỗi năm nhưng hiện nay điều bất ổn là không ít DN thủy sản vẫn thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến. Tình trạng này vừa khiến DN bị động vừa có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.