Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình trồng xen cây ăn quả với cà phê ở Chiềng Ban Sơn La

Mô hình trồng xen cây ăn quả với cà phê ở Chiềng Ban Sơn La
Publish date: Friday. October 9th, 2015

Mô hình trồng xen cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê ở bản Củ 2, xã Chiềng Ban (Mai Sơn - Sơn La).

Dựa trên đặc tính ưa mát, khi trồng xen cây ăn quả, cà phê ít chịu thiệt hại do sương muối, năng suất cao hơn, ngoMô hình trồng xen cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê ở bản Củ 2, xã Chiềng Ban (Mai Sơn - Sơn La).

Dựa trên đặc tính ưa mát, khi trồng xen cây ăn quả, cà phê ít chịu thiệt hại do sương muối, năng suất cao hơn, ngoài thu nhập từ cà phê, các hộ còn có thêm thu nhập từ cây ăn quả, một số hộ ở Chiềng Ban (Mai Sơn) đã tập trung đầu tư trồng xen cây ăn quả vào diện tích cà phê.

Là một trong những hộ đi đầu trong trồng xen canh cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê, ông Đỗ Xuân Khởi, bản Hua Mai cho biết:

Năm 2008, Sau khi vườn cà phê bị thiệt hại do sương muối, gia đình đốn 140 gốc cây cà phê để trồng xen 70 cây cam ngọt giống Hưng Yên. Sau 2 năm, cà phê và cây cam đều phát triển tốt, cà phê ít bị sương muối, năng suất tăng.

Ông Khởi cho biết: Nếu như trước đó cà phê đạt năng suất 8 - 9 tấn/ha, khi trồng xen cây ăn quả năng suất đạt 10 - 11 tấn/ha, có nơi năng suất đạt 12 - 15 tấn/ha.

Nhờ mô hình trồng xen, mỗi năm ngoài thu nhập từ cà phê, thu 2 - 3 tấn cam, giá trị đạt 100 triệu đồng, tổng thu nhập đạt trên 200 triệu đồng/ha. Năm 2014, gia đình tôi trồng thêm 300 cây cam, 150 cây bưởi diễn, 50 cây bưởi da xanh trồng xen vào diện tích 1,4 ha cà phê.

Năm nay, một số cây đã cho quả, mặc dù chưa được thu hoạch nhưng các thương lái đến đặt mua với giá 60.000 đồng/kg bưởi da xanh, bưởi diễn giá 30.000 đồng/quả, so với cà phê, trồng cây ăn quả đem lại lợi nhuận gấp 2 lần.

Còn ông Hoàng Chất, bản Củ 2, chia sẻ: Gia đình có 4,7ha cà phê, trong đó có 3 ha năm nào cũng chịu ảnh hưởng của sương muối, năng suất thấp.

Qua tìm hiểu và đến thăm quan các mô hình trồng xen cây ăn quả, năm 2012, gia đình mua 300 cây cam giống từ Viện sinh học, Học viện Nông nghiệp về trồng thử nghiệm, cây sinh trưởng tốt, tạo tán bảo vệ cà phê khỏi bị sương muối, năng suất ổn định hơn.

Năm 2014, thu 2,7 tấn cam, giá trung bình 30.000 đồng/kg, thu trên 80 triệu đồng, tổng thu nhập hơn 500 triệu đồng.

Đến nay, gia đình đã mở rộng đầu tư trồng 2.400 cây cam các loại giống cam V2, lòng vàng, cam đường và 400 cây chanh tứ quý xen trên diện tích 3 ha cà phê.

Ông Phạm Văn Khánh, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Ban cho biết: Hiện, toàn xã Chiềng Ban có hơn 10 ha cà phê trồng xen với các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh... trong đó, 6 ha đã cho thu hoạch. Xã khuyến khích bà con phát triển và nhân rộng mô hình trồng xen các loại cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê, đến năm 2020, phấn đấu toàn xã sẽ có trên 100 ha cây trồng có múi xen cà phê.

Được biết, trồng xen các loại cây ăn quả không những không ảnh hưởng đến năng suất cà phê, cây trồng phát triển tốt hơn, ít sâu bệnh và thiệt hại do sương muối, quả có vị ngọt, thơm, mọng nước nên được thị trường đón nhận.

Với nhiều ưu điểm vừa tăng năng suất cây trồng, vừa tạo thêm thu nhập nhiều hộ trồng cà phê trong và ngoài xã đã chủ động đến thăm quan, học hỏi.

Điều đáng khuyến khích là hộ đi trước đã hướng dẫn khoa học kỹ thuật, thâm canh cho những hộ mới bắt đầu, cung cấp giống tại chỗ, giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế.

ài thu nhập từ cà phê, các hộ còn có thêm thu nhập từ cây ăn quả, một số hộ ở Chiềng Ban (Mai Sơn) đã tập trung đầu tư trồng xen cây ăn quả vào diện tích cà phê.

Là một trong những hộ đi đầu trong trồng xen canh cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê, ông Đỗ Xuân Khởi, bản Hua Mai cho biết:

Năm 2008, Sau khi vườn cà phê bị thiệt hại do sương muối, gia đình đốn 140 gốc cây cà phê để trồng xen 70 cây cam ngọt giống Hưng Yên. Sau 2 năm, cà phê và cây cam đều phát triển tốt, cà phê ít bị sương muối, năng suất tăng.

Ông Khởi cho biết: Nếu như trước đó cà phê đạt năng suất 8 - 9 tấn/ha, khi trồng xen cây ăn quả năng suất đạt 10 - 11 tấn/ha, có nơi năng suất đạt 12 - 15 tấn/ha.

Nhờ mô hình trồng xen, mỗi năm ngoài thu nhập từ cà phê, thu 2 - 3 tấn cam, giá trị đạt 100 triệu đồng, tổng thu nhập đạt trên 200 triệu đồng/ha. N

ăm 2014, gia đình tôi trồng thêm 300 cây cam, 150 cây bưởi diễn, 50 cây bưởi da xanh trồng xen vào diện tích 1,4 ha cà phê.

Năm nay, một số cây đã cho quả, mặc dù chưa được thu hoạch nhưng các thương lái đến đặt mua với giá 60.000 đồng/kg bưởi da xanh, bưởi diễn giá 30.000 đồng/quả, so với cà phê, trồng cây ăn quả đem lại lợi nhuận gấp 2 lần.

Còn ông Hoàng Chất, bản Củ 2, chia sẻ: Gia đình có 4,7ha cà phê, trong đó có 3 ha năm nào cũng chịu ảnh hưởng của sương muối, năng suất thấp.

Qua tìm hiểu và đến thăm quan các mô hình trồng xen cây ăn quả, năm 2012, gia đình mua 300 cây cam giống từ Viện sinh học, Học viện Nông nghiệp về trồng thử nghiệm, cây sinh trưởng tốt, tạo tán bảo vệ cà phê khỏi bị sương muối, năng suất ổn định hơn.

Năm 2014, thu 2,7 tấn cam, giá trung bình 30.000 đồng/kg, thu trên 80 triệu đồng, tổng thu nhập hơn 500 triệu đồng. Đến nay, gia đình đã mở rộng đầu tư trồng 2.400 cây cam các loại giống cam V2, lòng vàng, cam đường và 400 cây chanh tứ quý xen trên diện tích 3 ha cà phê.

Ông Phạm Văn Khánh, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Ban cho biết: Hiện, toàn xã Chiềng Ban có hơn 10 ha cà phê trồng xen với các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh... trong đó, 6 ha đã cho thu hoạch.

Xã khuyến khích bà con phát triển và nhân rộng mô hình trồng xen các loại cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê, đến năm 2020, phấn đấu toàn xã sẽ có trên 100 ha cây trồng có múi xen cà phê.

Được biết, trồng xen các loại cây ăn quả không những không ảnh hưởng đến năng suất cà phê, cây trồng phát triển tốt hơn, ít sâu bệnh và thiệt hại do sương muối, quả có vị ngọt, thơm, mọng nước nên được thị trường đón nhận.

Với nhiều ưu điểm vừa tăng năng suất cây trồng, vừa tạo thêm thu nhập nhiều hộ trồng cà phê trong và ngoài xã đã chủ động đến thăm quan, học hỏi. Điều đáng khuyến khích là hộ đi trước đã hướng dẫn khoa học kỹ thuật, thâm canh cho những hộ mới bắt đầu, cung cấp giống tại chỗ, giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế.


Related news

Kinh Tế Trang Trại Và Những Vấn Đề Đặt Ra Kinh Tế Trang Trại Và Những Vấn Đề Đặt Ra

Kinh tế trang trại (KTTT) đã khẳng định được vị thế trong sản xuất nông nghiệp ở Quảng Trị nhờ phát huy tiềm năng và thế mạnh về đất đai, lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và đã có bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTTT còn nhiều vấn đề đặt ra, trong đó có nhiều tiêu chí rất khó đạt để chứng nhận chuẩn trang trại, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của chính chủ trang trại cũng như tháo gỡ về mặt chính sách, để trang trại có điều kiện phát triển bền vững.

Tuesday. October 28th, 2014
Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Cao Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Cao

Anh Hùng cho biết, qua thời gian tìm tòi, khảo sát anh thấy ở một số nơi đã xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích cần để xây dựng mô hình nhỏ, tốn ít thời gian chăm sóc, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, đầu ra lại ổn định nên quyết định mua 20 cặp chim bồ câu về nuôi thử theo phương thức nuôi nhốt.

Tuesday. October 28th, 2014
Chuỗi Cung Ứng Giúp Nâng Cao Giá Trị Nông Sản Chuỗi Cung Ứng Giúp Nâng Cao Giá Trị Nông Sản

Do khâu sau thu hoạch yếu kém, hàng năm có khoảng 4,2 triệu tấn rau quả mất đi. Đó là thông tin được Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, Giáo sư Đại học RMIT (Úc) tính toán khi tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch của rau quả lên đến 30% trong tổng số 14 triệu tấn rau quả sản xuất ra năm 2013.

Tuesday. October 28th, 2014
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi Dòng Gift Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi Dòng Gift

Để khai thác hiệu quả diện tích mặt nước và phát triển nghề chăn nuôi thủy sản, Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình đã thực hiện Dự án “Nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Bình”.

Tuesday. October 28th, 2014
Ở Cơ Sở Sản Xuất Giống Lợn Lớn Nhất Tỉnh Ở Cơ Sở Sản Xuất Giống Lợn Lớn Nhất Tỉnh

Trong khi đó, đối với chăn nuôi, con giống đóng vai trò rất quan trọng, quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi. Để có được nguồn giống tốt, tỉnh đã duy trì Trại giống lợn Tân Thái, nằm trên địa bàn xã Hóa Thượng hơn 30 năm (nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Giống vật nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT).

Tuesday. October 28th, 2014