Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Ngao Giảm Mạnh, Ngư Dân Gặp Khó

Giá Ngao Giảm Mạnh, Ngư Dân Gặp Khó
Publish date: Tuesday. May 13th, 2014

Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) có khoảng hơn 1.100 ha nuôi ngao. Do vùng bãi triều của huyện sâu, dốc, lầy bùn... nên người nuôi phải đầu tư nhiều hơn vùng khác để cải tạo bãi; hơn nữa, tỷ lệ phơi bãi thấp, thức ăn không đầy đủ nên thời gian nuôi ngao của địa phương thường từ 16 đến 17 tháng (bình thường 14 - 15 tháng)...

Ngoài ra, giá ngao nuôi ở Nga Sơn thường thấp hơn so với các huyện Tĩnh Gia, Hậu Lộc, nên năm nay, việc tiêu thụ ngao chậm, ngư dân gặp nhiều khó khăn.

Cùng thời điểm này năm ngoái, giá ngao đạt từ 24.000 đến 25.000 đồng/kg nhưng sang vụ thả nuôi năm nay, giá ngao chỉ còn 12.000- 13.000 đồng/kg. Các hộ nuôi ngao ở đây cho biết, nguyên nhân khiến ngao giảm giá là do gần đây, thị trường xuất khẩu chính (Trung Quốc) tiêu thụ chậm.

Tới thời điểm đầu tháng 5 này, mặc dù đang là thời gian thu hoạch ngao chính vụ nhưng ngư dân huyện Nga Sơn mới thu hoạch, xuất bán được 300 tấn, còn khoảng 3.000 tấn chưa thu hoạch được vì không có thị trường tiêu thụ.


Related news

Bí Đỏ Bí Đầu Ra Bí Đỏ Bí Đầu Ra

Nông dân Võ Văn Cường, thôn Suối Méc, xã Ninh Thân (TX Ninh Hòa), một người trồng bí đỏ có thâm niên cho biết: Năm nay thời tiết tương đối thuận lợi nên cây bí sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất tương đối ổn định, dao động từ 12-15 tấn/ha, tăng từ 2-3 tấn/ha so với năm ngoái.

Monday. December 8th, 2014
Khoa Học Công Nghệ Là Then Chốt Trong Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Khoa Học Công Nghệ Là Then Chốt Trong Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Hơn 500 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lí và DN ngồi chật kín hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc tế tham dự Hội thảo Khoa học công nghệ gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM do Bộ NN-PTNT và Bộ KHCN đồng tổ chức ngày 6/12 tại Hà Nội cho thấy sức hút của khoa học công nghệ (KHCN) với phát triển nông nghiệp hiện rất lớn.

Monday. December 8th, 2014
Khánh Hòa Hạn Chế Rủi Ro Nhờ Nuôi Tôm Theo Hướng Bảo Vệ Môi Trường Khánh Hòa Hạn Chế Rủi Ro Nhờ Nuôi Tôm Theo Hướng Bảo Vệ Môi Trường

Vụ nuôi tôm hùm năm 2014, các chủ lồng nuôi đã thay đổi hình thức nuôi tôm bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn tươi. Cụ thể là sau khi làm vệ sinh lồng bè xong, người nuôi thả tôm hùm con với mật độ 5 con/m2. Trong ba tháng đầu, chủ lồng không cho tôm ăn thức ăn tươi mà chỉ bón phân gây tảo trong từng ô để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm.

Tuesday. July 22nd, 2014
Kinh Phí Nhà Nước Cho KHCN Trong Nông Nghiệp Bị “Chia Năm Sẻ Bảy” Kinh Phí Nhà Nước Cho KHCN Trong Nông Nghiệp Bị “Chia Năm Sẻ Bảy”

Mặc dù tổng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2008-2013 khoảng 4.000 tỷ đồng, nhưng có tới 32% chi cho lương và hoạt động bộ máy. Nghiên cứu còn phân tán, thiếu tính đột phá và tính ứng dụng không cao…

Monday. December 8th, 2014
Mỗi Năm, Hồ Dầu Tiếng Và Sông Vàm Cỏ Cho 3.000 Tấn Thủy Sản Mỗi Năm, Hồ Dầu Tiếng Và Sông Vàm Cỏ Cho 3.000 Tấn Thủy Sản

Lượng khai thác ổn định là do hằng năm ngành Thủy sản thả bổ sung từ 800.000 đến 1 triệu con cá cho hồ Dầu Tiếng. Mặt khác, ngành thường xuyên thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền, kiểm tra trên hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông, kịp thời xử lý vi phạm nên sản lượng khai thác ổn định.

Tuesday. July 22nd, 2014