Giá lúa Hè Thu duy trì ổn định ở mức tương đối cao đến cuối vụ

Nông dân huyện Tri Tôn đang thu hoạch vụ lúa Hè Thu 2015 bằng máy gặt đập liên hợp.
Năng suất bình quân ước đạt 5,76 tấn/ha, tăng nhẹ so với vụ Hè Thu năm trước, sản lượng trên 1,32 triệu tấn lúa.
Đáng chú ý là, trong thời điểm thu hoạch rộ lúa Hè Thu 2015, giá lúa ổn định duy trì tương đối cao đến cuối vụ.
Cụ thể, giá lúa thường với giống lúa IR 50404 (tươi) thương lái thu mua 4.200 - 4.300 đồng/kg; lúa chất lượng cao tươi, nông dân bán với giá 4.500 - 4.650 đồng/kg; lúa nếp tươi 4.800 - 4.900 đồng/kg. Lúa chất lượng cao phơi khô giá 5.500 - 5.650 đồng/kg.
Hiện ở An Giang, giá gạo thường là 10.800 đồng/kg; gạo giống lúa Jasmine thơm là 13.500 đồng/kg.
Theo Sở Công Thương tỉnh An Giang, công tác xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay gặp nhiều khó khăn.
Tám tháng qua, toàn tỉnh xuất khẩu trên 339.000 tấn gạo, tương đương giá trị trên 147 triệu USD, đạt 95% về số lượng và bằng 94% kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước.
Việc đẩy mạnh thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo trong năm 2015 đã góp phần ổn định giá lúa thu mua theo hướng có lợi cho bà con trên địa bàn.
Related news

Là địa phương ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, thời gian qua, xã Thanh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi ốc hương thương phẩm” cho bà con, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống.

So với những năm trước, năm nay tôm nuôi phần lớn được mùa nhưng lại rớt giá; trong khi đó giống, thức ăn, mọi chi phí đầu vào đều cao.

Xã Tam Quan là địa phương chăn nuôi số lượng gia cầm lớn nhất huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) (khoảng 1 triệu con). Tuy nhiên, năm 2004 và năm 2011 2011 do dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Huyện Bát Xát (Lào Cai) được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu quý. Đó là điều kiện khí hậu nhiệt đới và bán ôn đới với độ ẩm cao, diện tích rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh chiếm 80% tổng diện tích rừng toàn huyện với thảm thực vật đa dạng, phong phú…

Những năm qua, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất và giá trị kinh tế trên ha canh tác. Một trong các giải pháp là đẩy mạnh ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất, điều này đã phát huy hiệu quả ở một số loại cây như cây lúa cấy mật độ hợp lý, bí đỏ, ngô nếp, đặc biệt là cây cà chua ghép trên nhiều đồng đất tại Vĩnh Tường.