Giá Chuối Mốc Tăng Mạnh
Hiện chuối mốc đang được tiểu thương mua xô với giá từ 6.000-7.000 đ/kg, cao gấp hai lần so với tháng trước.
Tại vùng chuyên canh trồng chuối xã Suối Cát, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đang có nhiều thương lái thu mua chuối mốc với giá cao. Trung bình mỗi ngày một tư thương có thể mua từ 2-3 tấn chuối.
Theo anh Phan Đình Hùng, thôn Tân Xương, một người trồng chuối nơi đây cho biết: "Hiện giá chuối mốc được thương lái thu mua ở mức từ 6.000-7.000 đ/kg tăng gấp đôi so với tháng trước. Tuy nhiên, dù giá chuối cao nhưng thương lái thu mua cũng không kén hàng, có bao nhiêu mua bấy nhiêu kể cả chuối buồng hơi non. Như nhà tôi có 3 ha chuối, hiện có 1 ha trỗ buồng, trung bình mỗi ngày tôi chặt bán từ 5-10 buồng, bán với giá trên có lãi khá”.
Theo ông Lương Đức Huệ, Chủ tịch UBND xã Suối Cát: Toàn xã có gần 1.000 ha chuối, đây là loại cây trồng mang lại hiệu quả cho bà con nông dân trên vùng đất bán sơn địa. Với giá bán xô như hiện nay, bà con có mức lãi khá.
Không riêng xã Suối Cát, mà tình hình mua bán chuối cũng diễn ra tương tự tại các vùng trồng chuối ở huyện Khánh Sơn. Mức giá này đã duy trì khoảng 2 tháng nay. Được biết, nguyên nhân gía chuối tăng cao là do nhu cầu thu mua chuối để xuất sang thị trường Trung Quốc.
Related news
Tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, Quảng Ninh đã tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lực của tỉnh, gắn với khai thác lợi thế so sánh theo từng địa phương và vùng sinh thái.
Bạn đọc Nguyễn Văn Tiến (Lục Nam, Bắc Giang) hỏi: Thời gian qua, các phương tiện thông tin phản ánh nhiều về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Vậy người chăn nuôi sử dụng chất cấm bị xử lý thế nào?
Hiện tại, đối với lợn, gà: Thuế nhập khẩu vào Việt Nam cao, nên khi tham gia TPP sẽ phải chịu sức cạnh tranh lớn từ Mỹ và Canada. Đặc biệt, đối với bò đông lạnh (thuế suất 7%), bò sống (5%), chúng ta phải cạnh tranh với các nước Úc và New Zealand có lợi thế về bò.
Lượng xả thải ngày càng lớn từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy sản đã khiến nguồn nước, môi trường đất, không khí bị ô nhiễm... Đây là một mối hại lớn đang gây nhiều áp lực lên môi trường nông thôn, đe dọa sức khỏe dân cư ở khu vực này.
Mất cân đối ngân sách, buộc phải cho thôi việc lao động hợp đồng (LĐHĐ), không có kinh phí mua trang thiết bị y tế, người dân chưa hưởng lợi… Đó là nhận định của lãnh đạo ngành thú y các tỉnh, thành vùng ĐBSCL về việc thực hiện Thông tư 113 của Bộ Tài chính.