Nuôi vịt xiêm
Theo kinh nghiệm dân gian, thịt vịt xiêm nhiều nạc, thơm ngon và lành tính hơn vịt tàu và vịt ta nên giá trị kinh tế lúc nào cũng cao hơn.
Vợ chồng ông Trần Ngọc Bồi ở ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đã duy trì một đàn vịt xiêm ta (loại vịt nội địa) từ 80 - 100 con từ nhiều năm nay, hầu như năm nào cũng lợi nhuận cao nhờ vịt chóng lớn, đẻ sai và ít bị dịch bệnh.
Theo ông Bồi, muốn cho vịt tăng trưởng nhanh người nuôi nên chọn mô hình nuôi chuồng kết hợp với chăn thả trong vườn nhà.
Về thức ăn, tốt nhất là cho vịt ăn cám, lúa kết hợp với phụ phẩm nông nghiệp có sẵn trong vườn như bèo, lục bình, rau muống, cua ốc…
Theo kinh nghiệm của vợ chồng ông, chuồng trại nhốt vịt phải thoáng, có đủ ánh sáng trực tiếp, ban đêm có rèm che để giữ gió lùa.
Nền chuồng phải khô ráo, tốt nhất là lát gạch hoặc tráng xi măng và được độn trấu, rơm hoặc cỏ khô.
Hàng ngày phải làm vệ sinh để tránh mùi hôi thối.
Ông chỉ nhốt vịt vào ban đêm, vịt trống mái và vịt con nhốt riêng.
Ban ngày ông lùa vịt ra sân ăn uống và thả lan trong vườn để vịt tự do bơi lội, tắm rửa, rỉa lông và kiếm ăn.
Đặc tính của vịt xiêm là chậm chạp, lười kiếm ăn, chủ yếu chúng chỉ sống bằng thức ăn sẵn có.
Nếu nuôi bằng phụ phẩm nông nghiệp, sau 4 tháng vịt sẽ đạt trọng lượng 2,5 – 3 kg/con, con trưởng thành đạt 4 kg/con; sau một năm tuổi vịt sẽ đẻ, mỗi năm 4 lứa, mỗi lứa từ 15 – 20 trứng.
Còn nếu như cho ăn thức ăn viên, thời gian nuôi sẽ rút ngắn hơn nhiều, chỉ cần 3 – 4 tháng là vịt đạt trọng lượng 3 - 4 kg/con.
Giá vịt xiêm hiên nay luôn cao hơn vịt ta và vịt tàu từ 10.000 – 20.000đ/kg.
Thị trường vịt xiêm hiện nay rất hút hàng, đa phần các quán ăn đều chọn vịt xiêm để chế biến các món đặc sản như cháo vịt xiêm, vịt xiêm tiềm thuốc bắc, bánh xèo nhân thịt vịt xiêm, vịt xiêm nướng đất sét…
Theo ông Trần Ngọc Bồi, đa số khách hàng khi mua vịt xiêm đều chọn những bầy vịt nuôi bằng tấm cám, thức ăn tự nhiên, mặc dù giá ở mức cao từ 90.000 – 100.000đ/kg, trong khi vịt nuôi bằng thức ăn công nghiệp (thức ăn viên) chỉ có 70.000đ/kg.
Gia đình ông Bồi chuyên sống bằng nghề chăn nuôi, ngoài đàn heo mỗi năm lời trên 200 triệu đồng, ông còn thu nhập thêm tiền bán vịt 20 – 30 triệu, giúp cho gia đình ngày càng khá lên.
Không những vậy, từ ngày nuôi heo và nuôi vịt, ông đã xây hầm biogas giúp giải quyết được nạn chất thải từ chăn nuôi vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, gia đình ông còn có thêm nguồn khí đốt, mỗi tháng tiết kiệm trên 500.000 đồng tiền than củi và gas công nghiệp.
Related news
UBND tỉnh vừa có ý kiến chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan phải đảm bảo cho các khu công nghiệp dệt may (KCNDM) trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng bền vững.
Ngày 1/11, lệnh cấm đưa khoai tây Trung Quốc vào Chợ đầu mối nông sản Đà Lạt chính thức có hiệu lực, các tiểu thương đã nghiêm chỉnh chấp hành. Cấm khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt/ Nới thời hạn cấm khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt
Để đối phó với tình trạng trái cây “tẩm” thuốc, thịt ướp hóa chất tràn lan trên thị trường, nhiều bà nội trợ bỏ tiền triệu mua thiết bị đo an toàn thực phẩm được nhập khẩu vào VN, dù hiệu quả vẫn còn nhiều tranh cãi.
Tôi ở VN đã tám năm, đã lấy vợ và có hai con ở VN. Việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày của gia đình tôi vẫn là một vấn đề luôn phải suy nghĩ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Là làng nghề duy nhất còn sót lại tại tỉnh Quảng Bình, nghề làm muối tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch đã giúp người dân nơi đây thoát nghèo đi lên, có nhiều gia đình giàu lên nhờ làm muối.