Giá Cà Phê Tăng, Nhà Nhập Khẩu Giảm Lượng Mua

Giá cà phê trong nước đang ở mức hơn 43 triệu đồng/tấn, tăng trung bình hơn 100.000 đồng/tấn so với mức giá trung bình của tháng 1 và tháng 2, đã làm cho các nhà nhập khẩu cà phê của Việt Nam giảm lượng mua và chuyển hướng sang nhập khẩu ở những thị trường khác.
Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) xác nhận thông tin trên với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 1-4. Tuy nhiện, ông cho biết xuất khẩu cà phê trong tháng 3 có mức giảm không đáng kể.
Ông Vinh cho rằng giá cà phê trong nước tăng là do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài trong thời gian qua, sản lượng cà phê trong niên vụ 2013/2014 được dự báo sẽ giảm khoảng 1/3 so với sản lượng 1,2 triệu tấn cà phê của niên vụ trước. Do sản lượng giảm, nên nhiều hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên trữ hàng không bán ra để chờ giá lên cao hơn đã góp phần làm tăng giá cà phê.
“Thời điểm hiện tai, giá cà phê ở Đăk Lắk đã ở mức 43,3 triệu đồng/tấn còn ở Gia Lai là 43,4 triệu đồng/tấn. So với thời điểm đầu năm, giá cà phê trong nước đã tăng gần 200.000 đồng/tấn”, ông Vinh cho hay. Ông nói thêm, thực tế mức tăng này không đáng kể và không gây đột biến cho thị trường.
Ông Vinh cho rằng, việc các nhà nhập khẩu giảm mua cà phê từ Việt Nam cũng là do giá bán cà phê của Indonesia có xu hướng giảm vì quốc gia này đang vào mùa thu hoạch nên các nhà nhập khẩu chuyển hướng sang nhập khẩu từ Indonesia để mua được mức giá "mềm hơn".
Việt Nam và nhà sản xuất cà phê robusta lớn thứ hai thế giới Indonesia cùng nhau chiếm gần 1/4 sản lượng cà phê thế giới. Sản lượng cà phê robusta ở miền Nam Sumatra, khu vực trồng cà phê chính của Indonesia, thường bắt đầu thu hoạch từ tháng 3 và tháng 4, ở mức mức 9,7 triệu bao trong niên vụ 2012/13, tăng 16,9% so với vụ cà phê trước, làm tăng nguồn cung cho thị trường.
Related news

Đậu nành là cây trồng có nhiều lợi thế phát triển ở ĐBSCL nhưng làm sao để nông dân mặn mà với việc phát triển sản xuất loại cây họ đậu này đang là một câu hỏi khó dành cho nhà quản lý và nhà khoa học.

Vừa qua, Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh có mời Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Huế, Viện Cây ăn quả miền Nam,… đến nghiên cứu dịch bệnh trên cây cam sành và đã khẳng định bệnh do vi-rút tấn công.

Nông dân đang rất quan tâm đến giống mít Thái siêu sớm, trồng 2 năm đã cho trái. Theo nhiều nhà vườn, với năng suất 40 tấn/ha, giá bán khoảng 15.000 đ/kg như hiện nay, trồng mít có thể đạt lợi nhuận vài trăm triệu đồng/ha. Vì thế, giống mít siêu sớm đang được nhiều nhà vườn chọn để chuyển đổi cây trồng.

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày nghề cá Việt Nam, sáng 1-4, tại cảng Bến Châu, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tổ chức thả giống thủy sản ra vùng nước tự nhiên.

Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng vừa cho biết, hiện toàn tỉnh có trên 2.300ha tôm nuôi từ 1 - 2 tháng tuổi bị thiệt hại hoàn toàn, trong đó có trên 2.200ha tôm thẻ chân trắng.