Giá Cá Điêu Hồng Tăng Lên 42.500 Đồng/kg

Ngày 4-7, ông Nguyễn Văn Thành, nông dân nuôi cá điêu hồng ở phường Tân Long, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, giá cá điêu hồng đã tăng lên 42.500 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 18.000 đồng/kg; cá điêu hồng giống cũng có giá từ 30.000 - 41.000 đồng/kg (tùy kích cỡ).
Với giá này, sau khi trừ chi phí, người nuôi cá lãi từ 8.000 - 10.000 đồng/kg. Giá tăng nhưng thực tế người nuôi không được hưởng lợi từ đợt tăng giá này.
Theo ông Thành, hiện nay người nuôi không có cá để bán, nguyên nhân trong thời gian dài, giá cá điêu hồng dưới giá thành từ 5.000-10.000 đồng/kg nên nông dân không có khả năng cầm cự.
“Hiện khu vực này đã có khoảng 50% số hộ phải bán bè, treo bè và hạn chế số lượng để tránh lỗ. Nhưng giá cá đang ở mức cao, một số người nuôi đã bắt đầu thả cá trở lại” - ông Thành nói.
Theo thống kê, toàn tỉnh có 900 bè đang thả nuôi cá điêu hồng/1.279 bè đang neo đậu. Tuy nhiên, để tránh tình trạng cung vượt cầu như những năm trước, ngành chức năng khuyến cáo nông dân không nên nuôi ồ ạt và tuân thủ đúng quy hoạch để nghề nuôi cá lồng bè phát triển ổn định.
Related news

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.

Là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết; những năm qua, cây chè được huyện Quang Bình (Hà Giang) xác định là cây kinh tế mũi nhọn, không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực.

Theo một thống kê của JICA, có tới 90% nông dân Việt Nam đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và có thu nhập thấp. Hầu hết những sản phẩm nông sản của họ được tiêu thụ bởi thị trường nội địa. Và trên thực tế, những nông dân này rất khó có thể áp dụng VietGAP hoặc những tiêu chuẩn GAP khác có yêu cầu cao hơn.

Trong thời gian qua, Quảng Ninh đã rất nỗ lực trong việc trồng mới và hồi sinh những cánh rừng ngập mặn (RNM). Tuy nhiên, trước những biến đổi của khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, ô nhiễm môi trường... thì việc khôi phục và trồng lại RNM là vô cùng khó khăn, tốn kém.

Chị B.T (ngụ ở Q.7, TP.HCM) than phiền, gần đây các siêu thị gần nhà hầu như không bán thịt bò truyền thống nữa mà chỉ có thịt bò Úc. “Thịt bò Úc nhìn đẹp, ngọt và mềm, tuy nhiên giá hơi cao, chỉ thích hợp cho người có thu nhập khá. Người thu nhập thấp như tôi ít có khả năng mua.