Người Trồng Cỏ Nhung Đang Lỗ Nặng
Sau một thời gian bán được giá cao ngất ngưởng, có khi lên đến 40.000 đồng/m2 thì hiện nay, nhiều hộ trồng cỏ nhung trên địa bàn TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) gặp khó khăn do giá mặt hàng này đang giảm mạnh.
Những người trồng cỏ nhung cho biết, hiện nay giá mỗi m2 cỏ nhung chỉ dao động từ 7.000 đồng đến 10.000 đồng, tùy vào chất lượng cỏ.
Với giá này thì người trồng cỏ chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/m2. Mặt khác, người trồng cỏ nhung chưa có đầu ra ổn định, dù sản phẩm cỏ được bán ra nhiều tỉnh, thành hay xuất khẩu nước ngoài nhưng phải thông qua nhiều trung gian nên nông dân bị ép giá.
Ông Phan Văn Phú ngụ ấp Đông Quới, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc cho biết, ông đang trồng 5 công cỏ nhung nhưng với giá bán hiện tại 9.000 đồng/m2 thì vụ này ông phải chịu lỗ trên 10 triệu đồng. “Mấy đợt rồi bán giá từ 25.000 - 26.000 đồng/m2, có lời cao nên nhiều người bơm cát, phá cây vườn trồng cỏ.
Bây giờ cỏ quá nhiều, thương lái ít, bán chậm. Bán giá 9.000 đồng/m2, trừ chi phí thì tôi lỗ 3.000 đồng/m2. Nói chung năm nay giá cỏ nhung “bèo” nhất so với mọi năm”, ông Phú nói.
Tuy thua lỗ nhưng người dân vẫn phải thuê nhân công để bứng cỏ bán vì đặc trưng của loại cỏ nhung là trồng sau hơn 1 tháng phải bứng bán nếu không thì cỏ sẽ già, không bán được. Một số hộ vì chi phí nhân công cao nên đành bỏ cỏ trên sân chờ các vụ sau trồng lại. Từ vài hộ trồng ban đầu thì theo thống kê, hiện nay trên địa bàn TP.Sa Đéc đã có trên 30 hộ trồng cỏ nhung với diện tích trên 40ha, nhiều nhất là ở xã Tân Khánh Đông và một phần ở phường Tân Quy Đông.
Related news
Nằm trong nhóm 26 xã đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) năm 2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thạch Văn (Thạch Hà) đã và đang triển khai nhiều phong trào thi đua, nỗ lực vượt qua khó khăn, quyết tâm hoàn thành 19 tiêu chí NTM trong năm 2015.
Sáng 26/9, Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng BCĐ nông thôn mới (NTM) Hà Tĩnh Võ Kim Cự đi kiểm tra một số mô hình phát triển sản xuất tại 2 xã Ân Phú, Đức Lĩnh và làm việc với cán bộ chủ chốt các xã, huyện Vũ Quang về tiến độ thực hiện chương trình NTM.
Không có điều kiện sắm tàu thuyền ra khơi hay mua đất làm rẫy, trong khi đất đai lại khô cằn, pha cát không phù hợp với việc trồng trọt, nên nhiều hộ dân vùng ven biển đã chuyển hướng đầu tư vào các mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Trong những thời điểm chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ, gia đình bà Trần Thị Hường, ở thôn Châu Thành, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp, Đắk Nông) vẫn “đứng vững” nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến.
Theo các tài liệu khoa học trên thế giới đã chứng minh, trong trứng gà xanh, hàm lượng axit amin, kẽm, I-ốt, lecithin, lượng vitamin tổng hợp gấp 2 - 3 lần trứng gà thông thường...