Gạo nghi là hạt nhựa có mùi khét sau khi rang
Điều đáng nói, những hạt gạo này khi cháy đã bốc khói nghi ngút và có mùi khét như mùi nhựa. Đặc biệt, những viên gạo cháy quyện vào nhau như những cục nhựa kết dính.
Ngày 29/9 vừa qua trên trang cá nhân của anh P.V có chia sẻ một clip nghi vấn gạo gia đình anh mua có trộn lẫn những hạt nhựa. Sau khi clip đăng tải đã có gần 200.000 lượt xem và bình luận.
Đa phần ý kiến đều tỏ ra bức xúc và lo lắng về những gì đã được thấy trong đoạn clip trên.
Theo chủ nhân của clip, đây là sự việc có thật và việc quay lại quá trình kiểm tra gạo giả được thực hiện ngay tại nhà.
"Tôi muốn làm clip này để các bạn bè của tôi có thể xem và chia sẻ với nhau để có thêm thông tin chứ không vì mục đích gì khác", anh P.V viết.
Theo nội dung được chia sẻ, sau một bữa cơm gia đình anh P. V ăn thì có nhặt được 5 đến 7 viên sạn màu trắng nghi là hạt nhựa. Sau đó gia đình này đã bỏ thùng gạo ra kiểm tra, sau khi sàng lọc thì phát hiện nhiều hạt gạo như màu nhựa, nửa đục nửa trong.
Sau khi lựa được một phần gạo được cho là gạo giả, gia đình anh P.V đã cho phần gạo đó lên chảo nóng rang đều. Sau khi rang những hạt gạo trở nên vàng và chuyển sang đen... vì cháy.
Điều đáng nói, những hạt gạo này khi cháy đã bốc khói nghi ngút và có mùi khét như mùi nhựa. Đặc biệt, những viên gạo cháy quyện vào nhau như những cục nhựa kết dính.
Hình ảnh được cho là gạo giả khi rang cháy kết dính như nhựa và có mùi khét. Ảnh cắt từ Clip
"Trước đây tôi đã từng nghe đến chuyện gạo giả được làm bằng nhựa hoặc các chất khác, tuy nhiên tôi không nghĩ đó là có thật.
Nhưng cho đến hôm nay, khi chứng kiến tận mắt những hạt gạo kết dính với nhau và có mùi khét như nhựa, tôi cảm thấy rất lo lắng và không thể hiểu nổi chúng tôi đã phải ăn cái gì', anh P.V chia sẻ.
Trong rất nhiều bình luận về nội dung đăng tải trong clip, bên cạnh việc lo lắng, hoang mang cho rằng đây là một hành động đáng lên án của những kẻ hám lợi thì cũng không ít ý kiến cho rằng, việc đưa thông tin này lên mạng xã hội là chưa thấu đáo.
Có ý kiến còn bày tỏ sự bức xúc và đưa ra những chỉ trích đối với chủ nhân clip trên, cho rằng không có chuyện có gạo giả và có thể thông tin này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thị trường gạo tại Việt Nam, đặc biệt ảnh hưởng đến người sản xuất mà phần lớn trong số đó là rất nghèo khó.
Việc đưa thông tin chưa được kiểm chứng sẽ có thể gây phản ứng không tốt của người tiêu dùng đối với mặt hàng chủ đạo này.
Trao đổi trên báo Chất lượng Việt Nam, PGS - TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) khẳng định, không có chuyện có gạo giả tồn tại trên thị trường.
"Việc đầu tư công nghệ sản xuất gạo giả rất tốn kém, thậm chí gấp mấy chục lần gạo thật.
Vậy người ta sản xuất gạo giả để làm gì, nếu vì lợi nhuận thì với chi phí sản xuất như vậy, giá gạo giả lớn gấp mấy lần gạo thật thì ai mua?
Còn việc xuất hiện một số hạt trong gạo có màu khác thường so với những hạt gạo còn lại không có gì đáng lo ngại, đó chỉ là những hạt gạo cá biệt. Trên thế giới này không tồn tại gạo giả bằng chất dẻo", PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Cùng quan điểm, đại diện Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cũng cho hay, thông tin về "gạo giả" đã từng xuất hiện vào các năm 2011, 2012, tuy nhiên tại thời điểm đó, qua xác minh của các cơ quan chức năng, thông tin đó là không chính xác. Đơn vị này cho biết, sẽ tiến hành phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh và sẽ có thông tin sớm nhất đến cộng đồng nếu phát hiện trường hợp bất thường về gạo đang tiêu thụ trên thị trường.
Cục An toàn thực phẩm cũng lưu ý người dân không nên hoang mang và đề nghị trong quá trình kinh doanh, tiêu dùng gạo, nếu phát hiện những nghi ngờ, bất thường cần thông báo ngay cho các cơ quan chức năng liên quan.
Trước đó, khoảng giữa tháng 8, một thành viên mạng cũng bất ngờ đăng tải bài viết cùng hình ảnh chia sẻ về một hiện tượng khá "lạ", đó là cơm rang sau khi để qua một đêm bỗng dưng chảy thành nhựa.
Suy đoán rất có thể mua phải "gạo nhựa", thành viên này đã chia sẻ lên trang facebook cá nhân và khiến cho không ít người tiêu dùng cảm thấy lo lắng.
Bài chia sẻ của facebook-er H.U về món cơm rang nghi làm từ "gạo nhựa" khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Trên trang cá nhân của mình, chị H.U chia sẻ: "Em rang cơm buổi tối ăn rất ngon nhưng để đến sáng hôm sau thì chảy ra thành nhựa như thế này.
Vậy cái loại gạo em ăn gần tháng nay làm bằng cái gì thế này, có đúng là "Gạo nhựa" đây không? Thấy kinh khủng quá, rồi từ nay cho cái gì vào miệng cũng phải hết sức cẩn thận.
Đã đọc báo nói nhiều về loại thực phẩm giả này mà không ngờ mình cũng đang dùng".
Cùng với thông tin cảnh báo, chị H.U đăng tải hình ảnh của món cơm rang nghi từ "gạo nhựa" này.
Theo những hình ảnh được chụp lại, món cơm rang trước đó hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sau khi để qua đêm, những hạt cơm bỗng vón cục và dính với nhau bởi chất dính như keo, dùng đũa kéo lên xuất hiện từng sợi, co dãn như nhựa.
Về hiện tượng này ông Nguyễn Duy Thịnh cũng cho biết: "Cơm rang nếu để lâu sẽ bị nhiễm khuẩn và thành cơm thiu.
Cơm bị thiu sẽ có hiện tượng chảy nhựa ra nên hình ảnh người dân đăng lên là hiện tượng bình thường.
Theo ông Thịnh, không có chuyện người dân mua phải "gạo nhựa". "Tôi khẳng định không có gạo nhựa. Bởi khi nấu trong nhiệt độ cao, nhựa sẽ chảy ra. Chỉ có chuyện gạo thường người ta pha trộn thêm gì đó để thành gạo thơm thôi", ông Thịnh lý giải.
Qua đây, ông Thịnh cũng đưa ra lời khuyên: "Nếu rang cơm thì mọi người nên ăn luôn hoặc cho vào hộp nhựa bảo quản trong môi trường lạnh thì mới có thể để được vài tiếng. Còn không nếu để môi trường bên ngoài rất dễ bị hỏng, thiu cơm, ăn vào sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe".
Related news
Trong khi rất nhiều hộ thất bại trong chăn nuôi thì vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung và anh Trần Minh Long ở thôn ức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil không chỉ đứng vững mà còn vươn lên làm giàu nhờ nuôi gà siêu trứng.
Nhằm đánh giá mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Vừa qua, Trung tâm Thủy sản (TTTS) Long An đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cần Đước và Uỷ ban nhân dân xã Tân Chánh, Tân Ân tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng sinh học” tại nhà ông Huỳnh Bảo Quốc, xã Tân Ân, huyện Cần Đước.
Đến nay, các huyện vùng Đồng Tháp Mười trong tỉnh Long An đã gieo sạ trên 177.300ha lúa Hè Thu. Hiện nay, dịch bệnh trên lúa đang diễn biến phức tạp, nhất là bệnh rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ,... tập trung chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh.
Giá bán sản phẩm không ổn định, việc tiếp cận về khoa học kỹ thuật, rồi nguồn vốn từ các ngân hàng còn hạn chế… là những vướng mắc mà nông dân Chư Jút vẫn gặp phải. Một trong những nguyên nhân là sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” gồm Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông là rất cần thiết, nhưng trên thực tế vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập.
Giữa tháng Sáu trời nóng nực, nhiều thửa ruộng che phủ vải trắng, lưới nilon ở các vùng sản xuất rau màu tập trung của huyện Gia Lộc nhất là vùng ven thành phố của tỉnh Hải Dương gieo trồng cần tây, tỏi tây, rau mùi… trái vụ vẫn xanh non mơn mởn.