Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dán Tem Cho Thanh Long Bình Thuận

Dán Tem Cho Thanh Long Bình Thuận
Publish date: Monday. December 29th, 2014

Nhằm xây dựng thương hiệu cho thanh long Bình Thuận, Đề án dán tem có chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên quả thanh long khi đưa ra thị trường được tiến hành. Đơn vị thực hiện đề án là Hiệp hội thanh long Bình Thuận, thời gian thực hiện là 2 năm (từ 5/2013 – 5/2015), tổng kinh phí là 2.076 triệu đồng, trong đó nhà nước cấp một nữa, còn lại do Hiệp hội và các doanh nghiệp đóng góp.

Kết quả đến nay, các doanh nghiệp trong Hiệp hội thanh long Bình Thuận đã dán được 12 triệu tem trên quả thanh long (đạt 30% kế hoạch của đề án). Dẫn đầu là doanh nghiệp tư nhân Rau quả Bình Thuận dán được 6.837.000 tem, trên tất cả trái thanh long khi xuất bán ra các thị trường nội địa và nước ngoài, như Du Bai (các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất), Tây Ban Nha, các thị trường châu Á như: Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, thị trường trong nước gồm các siêu thị: Big C, Co.opMart, CibiMart và sắp đến các siêu thị khác.
Kế đến là Công ty Hưng Loan (dán được 3.660.00 tem), doanh nghiệp Phương Giang (dán được 515.000 tem) chủ yếu trên thanh long xuất vào thị trường Trung Quốc như: Quảng Châu, Nam Ninh, Bắc Kinh, Hồng Kông, Đại Liên…
HTX thanh long Hữu cơ Phú Hội dán được 1 triệu tem, chủ yếu là thanh long bán ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Riêng Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu dù là doanh nghiệp xuất khẩu thanh long lớn và nằm trong danh sách các doanh nghiệp thực hiện đề án dán tem, nhưng đã không thực hiện dù Hiệp hội Thanh long đã nhiều lần nhắc nhở.
Theo ông Bùi Đăng Hưng (Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận, chủ nhiệm đề án) đánh giá: đối với thị trường ngoài nước, việc dán em có chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên quả thanh long giúp cho việc tiêu thụ thuận lợi hơn, thanh long có dán tem có giá trị cao hơn, do hàng dán tem đều là hàng đẹp, chất lượng bảo đảm, các doanh nghiệp tuyệt đối không dán tem vào quả xấu. Còn thanh long dán tem tác động bán lẻ đến người tiêu dùng như thế nào, thì Hiệp hội sẽ điều tra cụ thể, khi nghiệm thu đề án.
Đối với thị trường tiêu thụ nội địa, việc dán tem chưa làm tăng giá trị quả thanh long Bình Thuận.
Còn theo ông Hồ Trung Phước (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận): mặc dù đề án dán tem “Bình Thuận” trên quả thanh long đã có một số kết quả ban đầu, nhưng khó khăn nhất khi thực hiện đề án là nhận thức. Doanh nghiệp chưa nhận thức được lợi ích lâu dài của việc xây dựng thương hiệu và việc kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nên ngại tham gia vì sợ tốn kém.
Mặt khác, theo ông Phước: không chỉ dán con tem trên quả thanh long là xong, mà phải làm cho người tiêu dùng (cả trong và ngoài nước) hiểu được giá trị của con tem ấy, để chấp nhận giá cao hơn vẫn mua. Nghĩa là phải đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá để người tiêu dùng biết chất lượng quả thanh long xuất xứ ở Bình Thuận, cũng như lợi ích khi sử dụng thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
Chỉ còn vài tháng nữa là kết thức đề án thí điểm dán tem chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên quả thanh long khi đưa ra thị trường. Trên thế giới đã chứng minh rằng việc xây dựng thương hiệu cho 1 sản phẩm là chiến lược lâu dài, có khi mất vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm.
Vì vậy, việc dán tem mang chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên quả thanh long cần phải thực hiện kiên trì và mở rộng ra nhiều doanh nghiệp khác. Bởi kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, là xu thế tất yếu, cấp thiết trong bối cảnh hội nhập cạnh tranh gay gắt.
Bình Thuận là “thủ phủ” thanh long của Việt Nam. Đầu tư đúng tầm cho xây dựng thương hiệu “Thanh long Bình Thuận” sẽ đem lại lợi ích rất lâu dài cho cả nông dân và doanh nghiệp.


Related news

Chợ Trên Sóng Chợ Trên Sóng

Gọi hoạt động mua bán cá ngoài biển khơi là chợ trên sóng là bởi, cảnh mua bán rộn ràng ngang ngửa với chợ trên bờ, nhưng đồng thời cũng không thiếu những khung cảnh thơ mộng, lãng mạn của sóng nước. Hàng ngày, trên vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Tam Quan, Phù Mỹ (Bình Định) có đến vài chục chiếc tàu rẽ sóng tìm đến những mẻ cá còn tươi rói của ngư dân vừa kéo lên khỏi mặt nước, ngay trên ngọn sóng.

Tuesday. March 11th, 2014
Để Con Tôm Đem Lại Giá Trị Kinh Tế Cao Để Con Tôm Đem Lại Giá Trị Kinh Tế Cao

Năm 2013 vừa qua, dân nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng thắng lớn cả về sản lượng và giá. Toàn tỉnh Quảng Ninh có trên 9.500ha nuôi tôm (trong đó có 2.500ha nuôi tôm chân trắng) với tổng sản lượng trên 8.000 tấn; giá bán trên thị trường dao động trong khoảng 150.000-210.000 đồng/kg (cao hơn từ 70.000-100.000 đồng/kg so với cùng kỳ 2012).

Tuesday. March 11th, 2014
Trăn Trở Với Thịt Heo Sạch Trăn Trở Với Thịt Heo Sạch

Nhằm hướng tới xây dựng thương hiệu thịt heo sạch cho Đồng Nai, đầu năm 2012 hơn 25 hộ chăn nuôi heo ở huyện Thống Nhất, gồm các xã: Gia Kiệm, Quang Trung, Gia Tân 1, Gia Tân 2 và Gia Tân 3 đã lên kế hoạch thực hiện chuỗi liên kết chăn nuôi heo. Theo đó, các hộ sẽ liên kết với nhà cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, nhà phân phối…

Tuesday. March 11th, 2014
Ký Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nông Sản Hữu Cơ Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Ký Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nông Sản Hữu Cơ Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Bộ NN&PTNT vừa tổ chức ký kết Chương trình hành động sản xuất, sử dụng nông sản hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP, với sự tham gia của Sở NN&PTNT các tỉnh thành, Văn phòng Trung ương Đảng cùng nhiều Bộ ngành có liên quan.

Tuesday. March 11th, 2014
Nhà Nông Thêm Nỗi Lo Vì Mía Nhà Nông Thêm Nỗi Lo Vì Mía

Chưa hết buồn vì năng suất niên vụ mía giảm, lỗ vốn đầu tư, nông dân xã Ninh Tân (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) lại thêm phần lo lắng bởi mía đã chặt nhưng phơi khô trên ruộng do xe chở mía bị một nhóm người chặn lại, không cho vận chuyển về nhà máy.

Tuesday. March 11th, 2014