Gần 90% Người Trồng Khoai Phải Mua Dây Giống
Báo cáo tại hội thảo khoa học (lần 1) “Chọn lọc giống khoai lang mới và xây dựng vùng sản xuất giống tại huyện Bình Tân - Vĩnh Long” của GS.TS Nguyễn Thị Lang- Viện Lúa ĐBSCL- Chủ nhiệm đề tài cho thấy, qua đánh giá hiện trạng sản xuất khoai lang tại một số xã của huyện Bình Tân, có đến 89% nông dân trồng phải đi mua dây (hom) giống, còn lại tự sản xuất hoặc trao đổi với nhau để trồng. Trong đó, trên 95% là giống khoai lang tím Nhật.
Năm 2012, UBND tỉnh Vĩnh Long đồng ý cho Viện Lúa ĐBSCL nghiên cứu chọn lọc 1- 2 giống khoai mới có năng suất và phẩm chất tốt phù hợp sản xuất tại địa phương.
Trong vụ Hè Thu 2012 và vụ Đông Xuân 2012- 2013, Viện Lúa ĐBSCL đã đưa 34 giống khoai lang từ nhiều nơi vào sản xuất tại 5 điểm ở Bình Tân. Sau khi đánh giá năng suất, các thông số về kiểu hình, thành phần dinh dưỡng,… đã chọn được 3 giống khoai chủ lực là OMKL4, OMKL6, khoai tím Nhật Hưng Lộc; 4 giống bổ sung là OMKL18, OMKL2, OMKL5, OMKL13. Các giống khoai này được đánh giá có năng chất, chất lượng và phù hợp thổ nhưỡng.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Lang, viện đang triển khai vụ khoai lang thứ 3 để tiếp tục chọn lọc giống phù hợp. Dự kiến, trong tháng 4/2014, đề tài sẽ báo cáo chính thức, sau đó áp dụng rộng rãi.
Related news
Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho- trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn. Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho- trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Trong khi nông dân ương cá tra giống ở ĐBSCL quyết định lấp ao do giá cá rớt mạnh, không còn vốn duy trì sản xuất, thì phong trào đào ao từ đất ruộng để nuôi cá lóc lại phát triển rầm rộ, dù đầu ra sản phẩm vẫn còn là câu hỏi lớn.
Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Thành Nga nông dân sản xuất giỏi của địa phương.
Phước Chiến là xã đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc với trên 98% là đồng bào dân tộc Raglai. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có đến ¾ là đồi dốc, dễ bị xói mòn nên canh tác rất khó khăn. Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, những đề án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế đã phát huy hiệu quả, đem lại sự đổi thay ấm no cho nhân dân Phước Chiến.
Hơn 10 năm trước, trong khi các hộ dân ở địa phương còn mang nặng tập quán sản xuất lạc hậu, thì anh đã nghĩ đến việc mở rộng đất đai phát triển sản xuất. Ý chí và quyết tâm của anh mang lại những thành công ngoài mong đợi. Điều này thể hiện ở chỗ, dù thời tiết khô hạn, nhưng chưa có vụ nào anh bỏ đất hoang.