Cuối tháng 5, lô vải đầu tiên đi Mỹ
Trao đổi với PV, ông Hoàng Trung, Cục phó Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) cho biết, ngày 30/5 tới sẽ làm việc với Cty TNHH Ánh Dương Sao (TP HCM), tiến hành chiếu xạ lô vải thiều đầu tiên để xuất sang Mỹ.
Đơn vị kiểm dịch thực vật phía Nam có trách nhiệm trực tiếp cùng với Cty TNHH Ánh Dương Sao để thực hiện việc này.
Hiện Cục BVTV đang hoàn tất thủ tục mời các chuyên gia từ Úc, Mỹ sang Việt Nam, kiểm tra chất lượng của lô vải đầu tiên ngay tại nhà máy chiếu xạ.
Ngoài Cty TNHH Ánh Dương Sao, đầu tháng 6, một đơn vị khác là Cty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Rồng Đỏ (TP HCM) cũng sẽ thực hiện việc chiếu xạ quả vải để XK.
Đây là đơn vị đã ký cam kết thu mua sản phẩm cho người dân tại cả hai vùng vải là Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương). Theo đó, Cty này sẽ thu mua vải của người dân cao hơn giá thị trường từ 7 - 10%.
Theo ông Hoàng Trung, Cục BVTV sẽ tạo mọi điều kiện giúp đỡ hai DN kể trên có thể đưa quả vải của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong vụ này.
Trước đó, trao đổi với PV, ông Phạm Nhật Tú, GĐ Cty TNHH Ánh Dương Sao cho rằng, qua khảo sát, quả vải Việt Nam hoàn toàn đủ chất lượng để XK sang những thị trường khó tính như Mỹ, Úc.
Qua khảo sát của Cty này, thị trường Mỹ cũng đang rất rộng mở, hào hứng đón nhận trái vải của Việt Nam. Dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng vị này khẳng định, chắc chắn sẽ xuất thử 2 - 3 lô vải sang Mỹ để thăm dò tiến tới mở rộng thị trường.
Related news
Ông Phạm Công Kiệt (xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) là một nông dân chuyên nuôi gà ta với quy mô công nghiệp, nhưng lại chọn hướng chăn nuôi di động. Trang trại của ông rất đơn giản, thường là khu vườn tràm rộng lớn được quây lưới xung quanh.
Không chỉ có giá vài trăm nghìn đồng như các loại gà bình thường khác, để mua được một chú gà người mua phải bỏ ra tiền triệu, thậm chí cả chục triệu đồng. Mặc dù có giá “chát” như vậy, nhưng gà Đông Tảo năm nay vẫn đắt hàng, đặc biệt vào cuối năm.
Nông dân nuôi bò sữa Hà Lan là những chủ trang trại có nhiều kinh nghiệm trong nuôi và quản lý đàn bò sữa, nhất là về thức ăn, các bệnh phổ biến, kỹ thuật vắt sữa…
Tuy nhiên, cũng theo Cục Chăn nuôi, hiện vẫn còn nhiều bất cập trong việc kiểm soát thực phẩm nhập khẩu. Tình hình dịch bệnh và chi phí dịch vụ thú ý còn cao, chiếm khoảng 5-10% giá trị của sản phẩm, khiến người chăn nuôi vẫn chịu nhiều thiệt thòi.
Năm 1999, anh Nguyễn Văn Tiền từ quê Thanh Hóa vào lập nghiệp tại thôn 11 xã Ia T’mốt (huyện Ea Súp, Đắk Lắk). Sau khi lập gia đình, năm 2004 do một tai nạn không may, anh mất đi 2 bàn chân. Cuộc sống dường như đã chao đảo, mất phương hướng nhưng vai trò là trụ cột gia đình đã không cho phép anh gục ngã, nản lòng. Từ sự cố đó, anh Tiền xác định chăn nuôi là phù hợp nhất với điều kiện bản thân và gia đình.