Gần 6,65 tỷ đồng hỗ trợ giá giống chè

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh sẽ trồng mới, trồng lại 1.000 ha chè, trong đó có trên 900ha trồng bằng giống chè LDP1 và gần 100ha trồng bằng giống chè Kim Tuyên. Để đáp ứng nhu cầu trồng mới chè của người dân, ngay từ cuối năm 2014, chủ của 69 vườn ươm trong tỉnh đã chuẩn bị các điều kiện để sản xuất giống chè.
Qua kiểm định lần 1 của Trung tâm Kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hoá nông nghiệp tỉnh (vào cuối tháng 4 vừa qua), trong tổng số gần 5.700 vạn hom đã cắm có trên 3.800 vạn hom chè giống LDP1, 124 vạn hom giống Phúc Vân Tiên và hơn 790 vạn hom giống Kim Tuyên, còn lại là các giống khác như TRI777, PH8... tỷ lệ cây sống đạt 90%...
Hiện nay, Trung tâm đang tiếp tục kiểm định lần 2 và sẽ cho xuất vườn đối với những cây giống đạt tiêu chuẩn. Về phía các huyện đang tổ chức lựa chọn đơn vị cung ứng giống uy tín, kịp thời cung ứng giống chè cho người dân đúng kế hoạch (vào tháng 9 tới).
Related news

Thạch Đỉnh là một trong những xã nghèo của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã kết hợp với UBND xã Thạch Đỉnh xây dựng mô hình trình diễn "Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững trong ao đất có quạt nước" do anh Lê Văn Loan làm chủ mô hình.

Thủy sản được đánh giá là một trong những lợi thế góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, vào mùa mưa, nguồn lợi này thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mưa lũ, dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi thủy sản cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả.

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ trung tuần tháng 4, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Định triển khai thực hiện mô hình nuôi gà ri lai Đabacô theo hướng nông hộ có kiểm soát tại xã Yên Lâm.

Nói đến con trâu, bò người ta thường nghĩ ngay đến mục đích sử dụng sức kéo để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, trâu, bò ở xã Mai Tùng, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) còn có một tên gọi khác đó là “con xoá đói giảm nghèo bền vững”.

Theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/7/2014 và có hiệu lực từ 25/8/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản, đối với đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ vỏ thép, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm.