Gần 400 Tấn Cà Chua Đà Lạt Tiêu Thụ Qua Hệ Thống Siêu Thị
Trong bối cảnh người trồng cà chua ở Đà Lạt được mùa nhưng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn, tái sản xuất, hệ thống siêu thị Big C đã tổ chức chương trình bán hàng đặc biệt không lãi từ 27.10 đến 2.11 để hỗ trợ nông dân.
Sau 10 ngày triển khai, chương trình đã thu được kết quả ngoài sự mong đợi, với gần 400 tấn cà chua đã được tiêu thụ (so với kế hoạch ban đầu là 150 tấn) cho nông dân trồng cà chua Đà Lạt (Lâm Đồng). Trong đó, các siêu thị Big C tại miền Bắc tiêu thụ được 225 tấn, các siêu thị Big C tại miền Nam và miền Trung lần lượt là 105 tấn và 67 tấn.
Đặc biệt, Big C đã chấp nhận bù lỗ phí vận chuyển giúp giảm giá thành bán ra, mở rộng cơ hội mua hàng đến với đông đảo người tiêu dùng cũng như giúp gia tăng lượng tiêu thụ. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía người tiêu dùng, mang lại lợi ích thiết thực giúp nông dân Đà Lạt vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/kinh-te-nong-nghiep/gan-400-tan-ca-chua-da-lat-tieu-thu-qua-he-thong-sieu-thi-499361.html
Related news
Hiện gương sen có giá từ 23.000-25.000 đồng/kg, thời điểm cao nhất có lúc 37.000 đồng/kg, cùng với ngó có giá 13.000-15.000 đồng/kg. Trung bình mỗi công sen vừa bán gương và ngó cho thu nhập 5-6 triệu đồng/công. Nguồn thu nhập tương đối ổn định đối với những khu vực vùng trũng.
Thông qua mô hình này, trung tâm sản xuất 80.000 cây keo lai hom, trong đó dòng BV10: 30.000 cây, BV16: 20.000 cây, BV32: 30.000 cây. Số lượng cây này phân bổ cho các huyện Phú Hòa, Tuy An, Đông Hòa và TP Tuy Hòa để cấp phát cho dân bố trí trồng phân tán.
Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp vùng núi phía Bắc (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) được thành lập tháng 8-2008, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Kế hoạch niên vụ 2013-2014, toàn huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trồng 636 ha, năng suất 59 tấn/ha; sản lượng 37.854 tấn. Theo báo cáo của Nhà máy Đường Phổ Phong, vùng nguyên liệu mía huyện Bình Sơn với diện tích quy hoạch 1.766 ha. Diện tích mía đứng hàng năm từ 700- 720 ha.
đó, đậu phộng được xem là loại cây có hiệu quả kinh tế cao và thích nghi tốt với điều kiện canh tác nông nghiệp tại huyện miền núi này.