Giới Thiệu Mô Hình Trình Diễn Kỹ Thuật Chế Biến Tôm Paramay

Sáng 4/12, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Công ty TNHH thủy sản Vũ Linh hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến tôm Paramay xuất khẩu.
Mô hình trình diễn tôm Paramay được triển khai từ tháng 7 đến tháng 12/2014 theo Đề án Khuyến công quốc gia với tổng vốn đầu tư trên 45 tỷ đồng.
Kỹ thuật chế biến tôm Paramay thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, sử dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu như: nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, chế biến an toàn, hợp vệ sinh thực phẩm. Khi đưa vào vận hành, dây chuyền này có thể đảm bảo sản xuất gần 7.000 tấn/năm.
Sau hiệu quả của mô hình trình diễn kỹ thuật lần này, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công thương sẽ tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh áp dụng thực hiện. Qua đó, các doanh nghiệp có thể hiện đại hóa sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Nguồn bài viết: http://ctvcamau.vn/tin-tuc/tin-trong-tinh/kinh-te/gioi-thieu-mo-hinh-trinh-dien-ky-thuat-che-bien-tom-paramay
Related news

Đó là trại thỏ Tuấn Phát do anh Trần Thanh Tuấn ở ấp Bãi Vàng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm chủ. Trại gồm 3 khu, với tổng diện tích hơn 400 m2, qui mô hơn 450 con thỏ. Trong đó có 50 con đực và 400 con thỏ cái gồm các giống thỏ gốc Mỹ, Pháp, Đức, Hungari và New Zealand. Đây là những giống thỏ có trọng lượng cao gấp 2 lần so với giống thỏ địa phương.

Dự án cần diện tích từ 200 - 250 héc ta, quy mô chuồng trại khoảng 15.000 - 20.000 con bò thịt. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Dự án khi hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 200 - 300 lao động địa phương. Hiện đoàn đã tiến hành khảo sát địa điểm xây dựng tại hai huyện Hải Hà và Ba Chẽ.

Năm 2014 là thời điểm nông dân huyện SaPa (Lào Cai) nói chung và người trồng su su trên địa bàn nói riêng gặp nhiều khó khăn, khi đầu năm tuyết rơi, đến nay là sản phẩm nông nghiệp lại rớt giá. Thời điểm hiện tại, nông dân chỉ bán được quả su su cho tư thương với giá 800 - 1.000 đồng/kg.

Năm nay toàn huyện Chợ Mới trồng được hơn 80ha gừng, trong đó xã Tân Sơn chiếm hơn 90% diện tích. Năm nay, giá gừng đầu mùa khá cao, gấp 2 - 3 lần những năm trước, thương lái thu mua với giá trên 20.000 đồng/kg.

Đối với vùng núi Cấm (An Giang), tiêu được xếp trong nhóm đặc sản (trái su, sầu riêng, tiêu, quýt, măng…), thuộc loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao cho cư dân lập vườn đồi, vườn rừng. Dây tiêu ở đây chỉ trồng xen canh, diện tích nhỏ lẻ, sản lượng không nhiều. Thế nhưng, hương vị hạt tiêu núi Cấm rất riêng, không thua tiêu Phú Quốc hay tiêu khu vực Tây Nguyên.