Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dùng Thuốc Sát Trùng Không Đúng, Tôm Sẽ Chết

Dùng Thuốc Sát Trùng Không Đúng, Tôm Sẽ Chết
Publish date: Sunday. February 23rd, 2014

Trong nuôi tôm nước lợ, việc dùng thuốc sát trùng trong quá trình chuẩn bị cũng như quản lý môi trường nước ao nuôi để tôm phát triển tốt là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc sát trùng không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường ao nuôi và sức khỏe tôm, thậm chí làm tôm chết gây thiệt hại nặng về kinh tế. Do đó, người nuôi tôm cần lưu ý cách sử dụng các loại thuốc sát trùng để mang lại hiệu quả cao nhất.

Trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi, người nuôi tôm thường sử dụng các loại thuốc sát trùng như: BKC, Iodine, KMnO4, Clorine để sát trùng nước ao nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc sát trùng phải được tiến hành trước khi thả tôm giống trong 1-2 ngày để hạn chế tối đa mầm bệnh do vi khuẩn, virus có trong nguồn nước.

Trong thời gian này, bà con phải tranh thủ ngay khi dư lượng thuốc sát trùng phân hủy hết (thường trước 24 giờ) cần nhanh chóng gây màu nước, cấy vi sinh và thả tôm giống.

Giai đoạn tôm còn nhỏ từ khi thả tôm giống đến 45 ngày tuổi, nhiều trường hợp tôm giống đã nhiễm vibrio, tôm lột xác nhanh từ 1,5-4 ngày/lần, hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh do virus (đốm trắng, đầu vàng) và vi khuẩn (hoại tử gan tụy).

Mặt khác, đa số thuốc sát trùng còn diệt tảo, động vật phù du khiến tôm bị stress, rong đáy phát triển và thiếu thức ăn cho tôm. Do đó, thời điểm này tôm rất yếu và nhạy cảm với các thuốc sát trùng, nhất là lúc tôm bệnh vì vậy bà con nuôi tôm chỉ sử dụng thuốc sát trùng trong các trường hợp vô cùng cần thiết.

Khi tôm đã lớn từ 45 ngày tuổi đến thu hoạch, giai đoạn này tôm có sức chống chịu cao hơn với thuốc sát trùng. Dù vậy người nuôi cũng cần cẩn thận với các thuốc sát trùng như BKC, KMnO4 và Idodine do tính diệt tảo và động vật phù du trong ao, ảnh hưởng đến sức khỏe gây chết tôm đang yếu hoặc đang trị bệnh. Lúc này, thuốc sát trùng nên được sử dụng khi xung quanh có dịch bệnh, môi trường nước ao tôm dơ bẩn hoặc gần thu hoạch.

Cần lưu ý, sau khi sát trùng nước thì vi khuẩn gây hại sẽ nhanh chóng bùng phát trở lại. Vì thế, người nuôi cần phải cấy vi sinh ngay sau 24 giờ sử dụng để giúp vi khuẩn có lợi Bacillus tạo quần thể ưu thế trước, từ đó làm giảm và giữ mật độ vi khuẩn gây bệnh dưới mức nguy hiểm.

Ở điều kiện bình thường, việc sử dụng vi sinh định kỳ có thể lấn át vi khuẩn gây hại trong nước ao nuôi, còn trong trường hợp áp lực dịch bệnh cao, việc sử dụng thuốc sát trùng là cần thiết vì giúp kiểm soát mật độ vi khuẩn có hại dưới mức gây bệnh.

Một số tác dụng có hại của thuốc sát trùng

- Chlorin- khi pH cao thì hiệu quả sử dụng sẽ giảm, nhất là khi pH trên 8; khi ao nhiều chất hữu cơ (do một phần chlorin sẽ oxy hóa chất hữu cơ) phải tăng liều, gây tốn kém; cực độc đối với tôm nên chỉ sử dụng lúc cải tạo ao; khó gây màu nước, làm chết tảo, dùng lâu năm thì đáy ao bị trơ đáy làm nghèo hệ vi khuẩn có lợi.

- BKC- chất sát trùng này dễ kích thích tôm lột xác khi cơ thể chưa sẵn sàng khiến tôm dễ cảm nhiễm bệnh, cắt tảo và ảnh hưởng đến sinh vật phù du.

- Thuốc tím (KMnO4)- không bền, giảm khả năng diệt trùng dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao nên cần phải bảo quản trong các lọ màu nâu đen để tránh ánh sáng trực tiếp, nên sử dụng lúc trời mát; tạo ra MnO2 gây độc cho tôm.

- Formalin - gây ảnh hưởng xấu đến cơ quan hô hấp, hệ thần kinh và da.


Related news

Giàu Lên Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Giàu Lên Từ Nuôi Trồng Thủy Sản

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.

Wednesday. November 19th, 2014
Mùa Cá Chạy Mùa Cá Chạy

Màn đêm còn tối mịt. Vậy mà, những cái “chợ ma” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tiếng máy nổ xình xịch, tiếng kỳ kèo trả giá giữa những bạn hàng xa và “ngư phủ” trong đêm trở nên ấm áp. Tám Tăng (62 tuổi) lái chiếc ghe đục chạy từ hướng Tri Tôn qua Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) nhá chiếc đèn pha lia lịa về cái “chợ ma” để báo hiệu ghe cá sắp cặp bến.

Wednesday. November 19th, 2014
Hanoimilk Được Thuê Đất Trồng Cỏ Nuôi Bò Sữa Tại Xã Văn Khê Hanoimilk Được Thuê Đất Trồng Cỏ Nuôi Bò Sữa Tại Xã Văn Khê

Cụ thể, trên diện tích khoảng 56,86ha, Hanoimilk tiến hành trồng cỏ và thức ăn thô xanh, sử dụng những giống mới chất lượng, năng suất cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra khoảng 10.000 tấn cỏ và thức ăn thô xanh/năm, phục vụ cho việc chăn nuôi giai đoạn đầu khoảng 250 con bò sữa và mở rộng lên thành 2.000 con bò sữa trong giai đoạn tiếp theo. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 110,973 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2014 - quý II/2016.

Wednesday. November 19th, 2014
Chủ Động Phòng Bệnh Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm Chủ Động Phòng Bệnh Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm

Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và gây bệnh…

Wednesday. November 19th, 2014
Đàn Gia Súc, Gia Cầm Đều Tăng Đàn Gia Súc, Gia Cầm Đều Tăng

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT Vũng Liêm, trong tháng 10, trên địa bàn huyện có 2 nơi phát hiện đàn bò có triệu chứng bệnh lở mồm long móng ở thị trấn Vũng Liêm và xã Hiếu Thành, nhưng đã được khống chế. Trên đàn gia cầm, tình hình dịch bệnh ổn định, có một số bệnh thông thường xảy ra ở một số nơi như bệnh Gumboro, bại liệt trên vịt,...; không có bệnh cúm trên đàn gia cầm.

Wednesday. November 19th, 2014