Giá Tôm Giảm Mạnh Khiến Nông Dân Ở Cà Mau Lao Đao

Ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau (CASEP) cho biết hiện nay, người nuôi tôm trong tỉnh đang lo lắng vì giá tôm giảm mạnh so với cuối năm 2013.
Hiện trên thị trường tỉnh Cà Mau, giá tôm sú loại 20 con/kg là 300.000 đồng/kg, giảm 30.000 đồng/kg so với cuối năm 2013; loại 30 con/kg giá 250.000 đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 90 con/kg giá 110.000 đồng/kg, loại 100 con/kg giá 100.000 đồng/kg. Nếu so với cùng kỳ thì giá bình quân tăng 10% nhưng so với những tháng cuối năm 2013 thì giảm tới 15%.
Theo ông Trần Văn Hải, nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Cái Nước, ông đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 đầm, vụ đầu sau khi trừ chi phí còn lãi 200 triệu đồng, vụ thứ hai lỗ 300 triệu đồng.
Cũng theo CASEP, có 4 nguyên nhân dẫn tới giá tôm nguyên liệu giảm mạnh trong thời gian gần đây. Thứ nhất là hầu hết các doanh nghiệp đều chịu sự tác động của vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với mặt hàng tôm. Thứ hai là trở ngại về rào cản kỹ thuật nên nhiều doanh nghiệp xuất hàng đi rồi bị trả về. Thứ ba là nhiều nước trên thế giới được mùa tôm nuôi, trong khi sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau tăng đột biến.
Ngoài ra, do nắm không chắc thông tin thị trường nên nông dân đổ xô nuôi tôm thẻ chân trắng cũng khiến nguồn cung dư thừa.
Trước tình hình trên, Trung tâm Khuyến ngư Cà Mau cũng như CASEP đã khuyến cáo nông dân nên hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng; tập trung nuôi tôm sú truyền thống vì đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng tốn kém, rủi ro cao, trong khi giá cả bấp bênh thì thiệt hại là rất lớn.
Toàn tỉnh Cà Mau hiện có gần 8.000ha nuôi tôm thẻ chân trắng. Phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng đang được đẩy lên cao với tham vọng có bước đột phá trong lợi nhuận.
Related news

Ngọc Hiển (Cà Mau) từng một thời được biết đến là “thủ phủ” của vùng sản xuất tôm sú giống. Thời điểm cực thịnh, số cơ sở sản xuất tôm giống mọc lên nhanh như nấm sau mưa.

Thực hiện Dự án Tái định cư Thủy điện Sơn La, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của TX. Mường Lay bị thu hẹp. Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người dân hậu TĐC luôn được các cấp, các ngành chú trọng. Bằng nguồn vốn DANIDA, Trung tâm Thủy sản tỉnh đã triển khai mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ Mường Lay.

Đầu năm 2013, được một người bạn giới thiệu về cơ sở mua bán chim trĩ ở xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang), chú Lê Văn Lô (ngụ ấp Tân Định, xã Tân Thới) đã tìm đến mua 6 con chim trĩ mái và 2 con chim trĩ trống về nuôi.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thời gian qua, nhiều lớp huấn luyện nông dân do Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật triển khai xây dựng mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại các xã vùng lòng chảo Điện Biên.

Chiều 24-9, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã thăm và làm việc với Công ty TNHH Ca cao Thành Đạt, một cơ sở sản xuất, thu mua ca cao tại xã Xà Bang (huyện Châu Đức - Bà Rịa Vũng Tàu).