Lao Đao Vì Tu Hài
Thời gian gần đây, các hộ nuôi tu hài ở phường Cam Nghĩa (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) chịu thiệt hại nặng vì tu hài chết hàng loạt. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm.
Tu hài chết trắng
Khi chúng tôi đến, ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Nghĩa đồng thời là hộ nuôi tu hài lớn nhất địa phương đang dọn cất những chiếc rổ nuôi tu hài. Ông Thắng cho biết: “Tôi thả nuôi tu hài từ đầu tháng Giêng âm lịch đến nay, tu hài chết 2 đợt, tôi mất trắng hơn 150 triệu đồng tiền đầu tư”.
Vụ chính năm nay, ông thả nuôi 15 vạn con tu hài trong 5.000 rổ (đầu tư 2 tháng mất khoảng 30.000 đồng/rổ). Nếu không gặp sự cố, mỗi rổ ít nhất cho 1kg tu hài thương phẩm. Thế nhưng, tu hài chưa kịp lớn thì đã chết trắng.
Cách bè nuôi tu hài của gia đình ông Thắng không xa là bè nuôi của gia đình bà Hoàng Thị Long An. Vụ này hộ bà An thả nuôi 4 vạn con tu hài trên đầm Thủy Triều. “Năm trước, gia đình tôi thả nuôi hơn 12 vạn con, tu hài chết đến 70%, thua lỗ hơn trăm triệu đồng. Năm nay, tôi chỉ thả 4 vạn con, nhưng cũng chết hết, tính sơ sơ mất mấy chục triệu đồng tiền đầu tư”, bà An nói.
Ở phường Cam Nghĩa, ai cũng biết ông Nguyễn Ngọc Vũ với biệt danh “Vũ tu hài”. Khi nghề nuôi tu hài mới bắt đầu phát triển tại phường Cam Nghĩa, ông là một trong những người tiên phong và đầu tư nuôi tu hài lớn nhất vùng. Những năm trước, môi trường thuận lợi, tu hài ít bệnh, tỷ lệ sống hơn 90%, mỗi vụ gia đình ông thu lãi cả tỷ đồng.
Năm 2012, gia đình ông đầu tư 1,2 tỷ đồng để ươm 5 triệu con tu hài giống và thả nuôi 25 vạn con tu hài thịt, nhưng bị thiệt hại 100%. Những vụ sau ông cũng thất bại nặng nề. Năm nay, ông dự kiến sẽ bắt đầu thả nuôi tu hài trong tháng 5 nhưng với tình hình thiệt hại của tu hài thời gian qua, ông quyết định không đầu tư nuôi tu hài mà chuyển sang nuôi cá.
Theo thống kê của Hội Nông dân phường Cam Nghĩa, do nghề nuôi tu hài không thuận lợi nên số hộ nuôi ngày càng ít. Nếu như năm 2013, toàn phường có hàng chục hộ nuôi thì nay chỉ còn 12 hộ; số lượng giống thả nuôi cũng ít do thua lỗ từ những vụ trước. Vụ nuôi tu hài chính năm nay, 12 hộ nuôi đều mất trắng, ước thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.
Đâu là nguyên nhân?
Trao đổi với chúng tôi, nhiều hộ dân phường Cam Nghĩa cho hay, những năm trước tu hài không mắc bất kỳ bệnh gì. Nhưng từ năm 2012 trở lại đây, tu hài chết liên tục; ban đầu chỉ chết rải rác, sau đó lan nhanh trên diện rộng. Vụ nuôi năm nay tu hài chết trắng toàn bộ. Lý giải nguyên nhân, ông Nguyễn Văn Thắng cho rằng: “Ban đầu, tôi nghĩ tu hài chết là do chất lượng giống không đảm bảo.
Nhưng qua kết quả xét nghiệm của cơ quan chuyên môn mới biết, tu hài chết chủ yếu do môi trường nuôi bị ô nhiễm, vi khuẩn Vibrio và vi khuẩn khác có trong nước và cát quá cao, vượt mức cho phép. Năm nay, thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo mưa trái mùa càng giúp vi khuẩn phát triển thuận lợi, gây bệnh khiến tu hài chết nhanh, chết hàng loạt”.
Hiện hầu hết các hộ nuôi tu hài ở phường Cam Nghĩa đang tiếp tục ương giống để nuôi tu hài vụ phụ nhằm gỡ vốn. Theo khuyến cáo của ngành chức năng, hiện nay người nuôi tu hài thả nuôi với mật độ khá dày và thả không tuân theo lối, luống, đúng quy trình kỹ thuật nên đã tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển (bởi khi thả dày, nước sẽ chảy qua bờ mặt rổ, còn dưới đáy rổ nước không lưu thông được gây tích tụ và lâu ngày ách tắc sinh ra nhiều vi khuẩn có hại). Mặt khác, người nuôi nên thả nuôi tu hài giống ở khu vực riêng biệt, không nên nuôi lẫn lộn với tu hài thương phẩm nhằm hạn chế lây lan.
Điều mà nhiều hộ nuôi tu hài mong muốn hiện nay là các ngành chức năng quan tâm xác định mức độ ô nhiễm tại khu vực đầm Thủy Triều; quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản trên đầm một cách hợp lý để tránh bị thiệt hại nặng. Ngoài ra, cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn để đầu tư nuôi mới.
Bà Nguyễn Thị Hương - cán bộ khuyến ngư Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm - Khuyến ngư TP. Cam Ranh: Những năm trước, TP. Cam Ranh là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi tu hài. Tu hài nuôi tại TP. Cam Ranh chỉ mất khoảng 4 - 6 tháng là cho thu hoạch (các địa phương khác mất 8 - 12 tháng mới thu).
Tu hài chủ yếu được nuôi tại các phường Cam Nghĩa và Cam Phúc Bắc. Từ năm 2012 đến nay, do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, thời tiết diễn biến thất thường nên tu hài mới thả nuôi được vài tháng đã chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho người nuôi.
Không ít hộ đã bỏ nghề nuôi tu hài, một số ít hộ duy trì nuôi với quy mô nhỏ, nuôi xen với các đối tượng nuôi khác.Thời gian gần đây, các hộ nuôi tu hài ở phường Cam Nghĩa (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) chịu thiệt hại nặng vì tu hài chết hàng loạt. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm.
Tu hài chết trắng
Khi chúng tôi đến, ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Nghĩa đồng thời là hộ nuôi tu hài lớn nhất địa phương đang dọn cất những chiếc rổ nuôi tu hài. Ông Thắng cho biết: “Tôi thả nuôi tu hài từ đầu tháng Giêng âm lịch đến nay, tu hài chết 2 đợt, tôi mất trắng hơn 150 triệu đồng tiền đầu tư”.
Vụ chính năm nay, ông thả nuôi 15 vạn con tu hài trong 5.000 rổ (đầu tư 2 tháng mất khoảng 30.000 đồng/rổ). Nếu không gặp sự cố, mỗi rổ ít nhất cho 1kg tu hài thương phẩm. Thế nhưng, tu hài chưa kịp lớn thì đã chết trắng.
Cách bè nuôi tu hài của gia đình ông Thắng không xa là bè nuôi của gia đình bà Hoàng Thị Long An. Vụ này hộ bà An thả nuôi 4 vạn con tu hài trên đầm Thủy Triều. “Năm trước, gia đình tôi thả nuôi hơn 12 vạn con, tu hài chết đến 70%, thua lỗ hơn trăm triệu đồng. Năm nay, tôi chỉ thả 4 vạn con, nhưng cũng chết hết, tính sơ sơ mất mấy chục triệu đồng tiền đầu tư”, bà An nói.
Ở phường Cam Nghĩa, ai cũng biết ông Nguyễn Ngọc Vũ với biệt danh “Vũ tu hài”. Khi nghề nuôi tu hài mới bắt đầu phát triển tại phường Cam Nghĩa, ông là một trong những người tiên phong và đầu tư nuôi tu hài lớn nhất vùng. Những năm trước, môi trường thuận lợi, tu hài ít bệnh, tỷ lệ sống hơn 90%, mỗi vụ gia đình ông thu lãi cả tỷ đồng.
Năm 2012, gia đình ông đầu tư 1,2 tỷ đồng để ươm 5 triệu con tu hài giống và thả nuôi 25 vạn con tu hài thịt, nhưng bị thiệt hại 100%. Những vụ sau ông cũng thất bại nặng nề. Năm nay, ông dự kiến sẽ bắt đầu thả nuôi tu hài trong tháng 5 nhưng với tình hình thiệt hại của tu hài thời gian qua, ông quyết định không đầu tư nuôi tu hài mà chuyển sang nuôi cá.
Theo thống kê của Hội Nông dân phường Cam Nghĩa, do nghề nuôi tu hài không thuận lợi nên số hộ nuôi ngày càng ít. Nếu như năm 2013, toàn phường có hàng chục hộ nuôi thì nay chỉ còn 12 hộ; số lượng giống thả nuôi cũng ít do thua lỗ từ những vụ trước. Vụ nuôi tu hài chính năm nay, 12 hộ nuôi đều mất trắng, ước thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.
Đâu là nguyên nhân?
Trao đổi với chúng tôi, nhiều hộ dân phường Cam Nghĩa cho hay, những năm trước tu hài không mắc bất kỳ bệnh gì. Nhưng từ năm 2012 trở lại đây, tu hài chết liên tục; ban đầu chỉ chết rải rác, sau đó lan nhanh trên diện rộng. Vụ nuôi năm nay tu hài chết trắng toàn bộ. Lý giải nguyên nhân, ông Nguyễn Văn Thắng cho rằng: “Ban đầu, tôi nghĩ tu hài chết là do chất lượng giống không đảm bảo.
Nhưng qua kết quả xét nghiệm của cơ quan chuyên môn mới biết, tu hài chết chủ yếu do môi trường nuôi bị ô nhiễm, vi khuẩn Vibrio và vi khuẩn khác có trong nước và cát quá cao, vượt mức cho phép. Năm nay, thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo mưa trái mùa càng giúp vi khuẩn phát triển thuận lợi, gây bệnh khiến tu hài chết nhanh, chết hàng loạt”.
Hiện hầu hết các hộ nuôi tu hài ở phường Cam Nghĩa đang tiếp tục ương giống để nuôi tu hài vụ phụ nhằm gỡ vốn. Theo khuyến cáo của ngành chức năng, hiện nay người nuôi tu hài thả nuôi với mật độ khá dày và thả không tuân theo lối, luống, đúng quy trình kỹ thuật nên đã tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển (bởi khi thả dày, nước sẽ chảy qua bờ mặt rổ, còn dưới đáy rổ nước không lưu thông được gây tích tụ và lâu ngày ách tắc sinh ra nhiều vi khuẩn có hại). Mặt khác, người nuôi nên thả nuôi tu hài giống ở khu vực riêng biệt, không nên nuôi lẫn lộn với tu hài thương phẩm nhằm hạn chế lây lan.
Điều mà nhiều hộ nuôi tu hài mong muốn hiện nay là các ngành chức năng quan tâm xác định mức độ ô nhiễm tại khu vực đầm Thủy Triều; quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản trên đầm một cách hợp lý để tránh bị thiệt hại nặng. Ngoài ra, cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn để đầu tư nuôi mới.
Bà Nguyễn Thị Hương - cán bộ khuyến ngư Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm - Khuyến ngư TP. Cam Ranh: Những năm trước, TP. Cam Ranh là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi tu hài. Tu hài nuôi tại TP. Cam Ranh chỉ mất khoảng 4 - 6 tháng là cho thu hoạch (các địa phương khác mất 8 - 12 tháng mới thu).
Tu hài chủ yếu được nuôi tại các phường Cam Nghĩa và Cam Phúc Bắc. Từ năm 2012 đến nay, do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, thời tiết diễn biến thất thường nên tu hài mới thả nuôi được vài tháng đã chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho người nuôi. Không ít hộ đã bỏ nghề nuôi tu hài, một số ít hộ duy trì nuôi với quy mô nhỏ, nuôi xen với các đối tượng nuôi khác.
Related news
Dự án Khôi phục và quản lý rừng bền vững (còn gọi là Dự án KfW6) do Chính phủ Đức hỗ trợ vốn được triển khai tại Bình Định từ năm 2006. Đến nay dự án đã cho hiệu quả khả quan...
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, tính đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của toàn thành phố là 978ha, tăng hơn 16,6% so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt hơn 103.085 tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2011.e
Gần như là nơi duy nhất ở Việt Nam hội tụ những yếu tố để phát triển cây nho, nhưng thương hiệu nho Ninh Thuận lại chưa có một vị thế xứng tầm.
Ngoài các biện pháp kỹ thuật đang được phổ biến như "một phải năm giảm" (phải dùng giống lúa xác nhận, giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch), mô hình còn áp dụng tuyệt đối không dùng bất cứ hóa chất nào để xử lý hạt giống trước lúc gieo sạ.
Là người tiên phong đưa giống cây thanh long ruột đỏ về vùng đất miền núi Tràng Xá, anh Chu Văn Hợp, xóm Khuôn Ruộng, xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), hiện là chủ nhân của 300 gốc cây thanh long ruột đỏ đang đơm hoa kết trái, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây là mô hình sản xuất mới, phù hợp với vùng đất miền núi khô cằn, đang được nhiều hộ dân học tập theo.