Dưa Tết Ế, Nông Dân Và Lái Dưa Chịu Lỗ

Sản lượng dưa hấu Tết tăng cao trong khi thị trường tiêu thụ chủ yếu chỉ tại địa phương đã làm cho nhiều hộ trồng dưa lỗ vì dội chợ.
Đến thời điểm này, nhiều hộ trồng dưa bán Tết vẫn còn dựa bán, giá dưa tối đa 3.000 đ/kg. Chủ một quầy dưa tại chợ huyện Tam Bình (Vĩnh Long) cho biết: Dưa bán từ hồi trong Tết, nay cuống đã khô, chắc chỉ bán được đôi ba bữa nữa thôi. Ở Tam Bình dội chợ, cân vô 3.500 đ/kg, chiều 30 tết, bán có 2.000 đ/kg. Hiện giờ cũng chỉ 2.000 - 3.000 đ/kg vẫn không có người mua.
Trong khi đó, nhiều hộ trồng dưa khốn khổ vì không có lái đến mua đành tự bán. Anh Trần Văn Đông (xã Mỹ Thạnh Trung - Tam Bình) nói: “Tôi còn hơn 3 tấn dưa, chia làm hai chỗ bán mà chỉ được cỡ 10 kg/ngày, không biết có bán hết trước khi nó hư không. Ông chú tôi trồng cả chục công dưa, mới bán có 1 công, còn 9 công không biết bán đằng nào cho hết”.
Không chỉ huyện Tam Bình mà dưa hấu tết tại TP Vĩnh Long và huyện Long Hồ cũng dội chợ. Anh Nguyễn Hoàng Minh (Tam Bình) lái dưa nhiều năm kinh nghiệm cho rằng: Dưa dội chợ là do nông dân mình trồng tự phát không tìm hiểu nhu cầu thị trường và tết này cũng không xuất khẩu được.
Related news

Theo Trạm Thủy sản số 2 (thuộc Chi cục Thủy sản), hiện trên địa bàn huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có 70 hộ ương nghêu giống với tổng diện tích ao ương khoảng 110 ngàn m2, tăng gần 30 ngàn m2 so với năm 2011. Trong đó, có 30 hộ với 45 ngàn m2 ương giống từ nguồn nghêu có nguồn gốc Cà Mau, diện tích còn lại khoảng 65 ngàn m2 các hộ chuẩn bị dùng để ương giống tự nhiên tại chỗ.

Như NNVN vừa phản ánh ngày 26/3, nhiều hộ dân trồng khoai mỡ ở Thạnh Hoá, Long An đang lâm cảnh vô cùng điêu đứng vì sau khi phun thuốc trừ cỏ hiệu Misaron 80WP (do Hoa Binh Agrochem Corp - trụ sở tại Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Hà Nội cung ứng) làm khoai cháy lá và chết rụi. Hiện, PV NNVN tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp khác lâm cảnh tương tự do cơ quan chức năng cung cấp.

Dịch chổi rồng chưa có dấu hiệu giảm bớt trên các vườn nhãn thì trong thời gian qua hơn 250 ha sapôchê (hồng xiêm) ở các địa phương khu vực ven sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang lại bị rệp phấn trắng gây hại nghiêm trọng

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả.

Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.