Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dưa rẻ như bèo!

Dưa rẻ như bèo!
Publish date: Monday. April 13th, 2015

Những ngày này, dọc 2 bên tuyến đường liên xã thuộc thôn Quảng Cư, xã Ninh Trung, chúng tôi thấy hàng đống dưa dấu của người dân đang phơi nắng chờ thương lái. Ông Đỗ Hoàng Thả, thôn Đại Tập, xã Ninh Thân (một trong số các hộ trồng dưa hấu tại xã Ninh Trung) cho biết, vụ dưa hấu năm nay gia đình ông lỗ nặng vì năng suất dưa thấp, chỉ bằng 1/3 so với vụ trước, giá bán cũng rất thấp.

Ông đã đầu tư hơn 36 triệu đồng cho 3 sào dưa nhưng thu hoạch chỉ được hơn 1 tấn quả, nếu bán hết số dưa này ông chỉ thu được hơn 16 triệu đồng. Được biết, nguyên nhân khiến năng suất dưa giảm là do thời tiết năm nay khắc nghiệt, ít mưa, lại có sương độc nên cây dưa không phát triển được, cho quả nhỏ (nhiều trái chỉ nặng từ 8 lạng đến 1kg), chỉ bằng 1/5 trọng lượng quả so với vụ dưa năm ngoái.

Trong khi đó, giá bán dưa chỉ khoảng 2.000 - 4.000 đồng/kg, giảm hơn một nửa so với năm ngoái, lại không có thị trường tiêu thụ nên chỉ trông chờ vào các thương lái nhỏ mua đi, bán lại với giá rẻ.

Gia đình bà Nguyễn Thị Nhung, thôn Đại Tập, xã Ninh Thân, thuê đất trồng dưa hấu tại xã Ninh Trung cũng lỗ nặng. Vụ này, bà Nhung trồng 6 sào, thu hoạch được hơn 3 tấn, thấp hơn nhiều so với năm trước, trong đó hơn một nửa số quả không đạt chất lượng nên giá bán không cao (quả lớn khoảng 1,5kg, giá 3.500 - 4.000 đồng/1kg; quả nhỏ từ 400 - 800 gram, giá 2.000 - 3.000 đồng/kg).

“Mùa thu hoạch dưa hấu năm nay, nếu bán hết gia đình tôi cũng chỉ thu được hơn 20 triệu đồng, lỗ hơn một nửa” - bà Nhung nói. Theo bà, nếu như vụ trước mỗi bụi dưa cho 2 quả, trọng lượng từ 10 - 12kg, giá bán từ 8.000 - 9.000 đồng/kg thì năm nay mỗi bụi chỉ cho 1 quả, trọng lượng 2,5 - 4kg, giá bán từ 3.000 - 4.000 đồng.

Ông Huỳnh Duy Tân, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Trung cho biết, hiện toàn xã có khoảng 20 hộ nông dân trồng dưa hấu. Phần lớn các hộ là người từ các xã lân cận như Ninh Thân, Ninh Thượng đến Ninh Trung mua hoặc thuê đất để canh tác với diện tích từ 2.000 - 3.000m2.

Năm nay, do ảnh hưởng thời tiết, thiếu nước tưới, cây dưa cho năng suất thấp, giá bán cũng tụt dốc nên người trồng dưa thiệt hại nặng. Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, ông Hà Văn Trai, Chủ tịch UBND xã Ninh Trung cho biết, dưa hấu không phải là cây trồng chủ lực của người dân địa phương mà chủ yếu là trồng xen canh với diện tích nhỏ, manh mún.

Chính vì vậy, việc đầu tư, chăm sóc cũng như hiệu quả của cây dưa mang lại không cao. Thêm vào đó, thị trường tiêu thụ dưa hấu không thật sự ổn định, vụ thu hoạch nào có thương lái đến mua để xuất khẩu đi nước ngoài thì giá dưa cao, ngược lại giá rất thấp. Trước tình hình vụ dưa hấu năm nay của người dân bị thua lỗ nặng, chính quyền địa phương đang xem xét hỗ trợ cho người dân vay vốn nếu họ có nhu cầu tái sản xuất. Tuy nhiên, địa phương không khuyến khích các hộ dân tiếp tục đầu tư loại cây này bởi đầu ra không ổn định.


Related news

Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) Có Hơn 100 Hộ Nuôi Heo ViệtGAP Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) Có Hơn 100 Hộ Nuôi Heo ViệtGAP

Trong năm 2014, dự án Lifsap đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi tại địa phương lắp đặt được 130 công trình hầm biogas, 1 cơ sở giết mổ tập trung tại xã Bàu Hàm 2 và 1 lò giết mổ vệ tinh tại tỉnh lộ 25 đều đã đi vào hoạt động. Huyện cũng đã phát triển được hơn 100 hộ chăn nuôi heo theo chuẩn ViệtGAP, tăng gấp đôi so với năm 2013.

Wednesday. January 14th, 2015
Một Ngày Ở Một Ngày Ở "Xứ Sở Ngàn Dê"

Krông Pa là huyện có khí hậu nắng nóng quanh năm nhưng lại sở hữu điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê. Hiện nay, đàn dê ở Krông Pa được coi là lớn nhất tỉnh Gia Lai, trên chín ngàn con. Bởi vậy, nơi đây nhiều người biết đến như là “xứ sở ngàn dê”. Và thịt dê trở thành món không thể thiếu trong những lúc nhâm nhi và trong cả ngày Tết của người dân vùng này.

Wednesday. January 14th, 2015
Chị Mạch Thị Trường Xuân Làm Giàu Nhờ Nuôi Bò Sữa Chị Mạch Thị Trường Xuân Làm Giàu Nhờ Nuôi Bò Sữa

Năm 2007, sau khi dự lớp tập huấn chăn nuôi bò sữa do Hội Nông dân xã tổ chức và tham quan các trại nuôi bò ở TP. Hồ Chí Minh, chị Mạch Thị Trường Xuân (ngụ ấp Tân Tỉnh A, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chuyển hướng từ nuôi heo, bò thịt sang nuôi 5 con bò sữa.

Wednesday. January 14th, 2015
Kiểm Tra Việc Phòng Chống Đói, Rét Cho Vật Nuôi Kiểm Tra Việc Phòng Chống Đói, Rét Cho Vật Nuôi

Theo đó, Bộ yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng ngân sách dự phòng phục vụ công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn và kỹ thuật phòng chống rét cho gia súc. Đặc biệt, sở NN&PTNT phối hợp với các đoàn thể kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò đến từng thôn bản và hộ gia đình.

Wednesday. January 14th, 2015
Sữa Tươi “Ế” Vì Liên Kết Lỏng Lẻo Sữa Tươi “Ế” Vì Liên Kết Lỏng Lẻo

Từ nhiều năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thảo, thôn Phù Dực 2, xã Phù Đổng có thu nhập chính từ chăn nuôi bò sữa. Hiện tại gia đình ông đang nuôi 4 con bò, cho khai thác 50kg sữa/ngày. Ông Thảo cho biết, thời gian gần đây, trạm thu gom sữa thông báo và cắt giảm sản lượng sữa mua từ các hộ dân. Cứ 2 - 3 ngày, nhà ông Thảo lại bị "cắt" khoảng 7 - 8kg sữa. Số sữa "ế" này, gia đình ông phải quay sang làm sữa chua hay uống tươi, nhưng cũng không sử dụng hết.

Wednesday. January 14th, 2015