Dưa Hấu Được Mùa, Được Giá Ở Bến Tre

Anh Lê Văn Mãi, ngụ xã Thừa Đức, huyện Bình Đại cho biết, vụ này gia đình anh trồng hơn 6 công (6.000 m2), hiện đã thu hoạch được hơn 50% diện tích, với hơn 10 tấn dưa, trừ chi phí lãi 50 triệu đồng.
Bà Lê Thị Đẹp, một thương lái cho biết, giá dưa tăng cao là do nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đông Nam Bộ tăng mạnh. Trời càng nắng nóng thì dưa càng ngon, một phần chắc cũng nhờ đất mặn ven biển, bà Đẹp cho biết thêm.
Dưa hấu là một loại cây ăn quả được trồng phổ biến tại các cồn, giồng cát ven biển tỉnh Bến Tre như Thừa Đức (huyện Bình Đại); An Thủy, Tân Thủy (Ba Tri); Thạnh Phong, Thạnh Hải (Thạnh Phú). Nhiều năm gần đây, những kỹ thuật mới trong gieo trồng và chăm sóc loại cây này đã được các ngành chức năng hỗ trợ và nông dân triển khai sâu rộng nên năng suất, chất lượng dưa được nâng lên rõ rệt.
Related news

Dưới sự hỗ trợ của chính quyền Đài Loan (Trung Quốc), Trạm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp huyện Hoa Liên đã phát triển thành công gạo có màu sắc khác so với gạo thông thường hiện nay, vốn chủ yếu có màu trắng.

Phúc Thành (Yên Thành) là xã đầu tiên của Nghệ An thành công trong dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Đây là “cánh cửa” mở ra những vùng sản xuất quy mô lớn, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).

Gia đình ông Lê Quốc Hùng ở thị trấn Bút Sơn huyện Hoằng Hoá, Thanh Hóa đã triển khai mô hình nuôi lợn rừng được ba năm nay. Hiện nay, trại lợn rừng của ông Hùng đã có tới hàng chục cặp lợn rừng bố mẹ tham gia sinh sản, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm. Đến nay trại lợn rừng của gia đình ông đã ngày một phát triển, mỗi năm xuất bán ra thị trường hàng trăm con giống, mang lại nguồn thu đáng kể so với một số ngành nghề khác.

Từ nhiều năm nay, người dân ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành rất kính trọng ông Bùi Xuân Danh, 55 tuổi, công an thôn bởi ông là người biết tính toán làm ăn, đi lên từ mô hình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn và làm giàu chính đáng ngay tại địa phương vốn nghèo khó này.

Đã có không ít hộ nông dân thất bại khi đầu tư vào phát triển sản xuất, bởi do họ đã áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư, thiếu nơi tiêu thụ sản phẩm hay chưa đổi mới tư duy, cách làm mới... Ở xóm Mỹ Triều xã Thạch (Thạch Hà, Hà Tĩnh) lại có một mô hình phát triển kinh tế theo hướng đa cây cho hiệu quả khá cao.