Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ia Grai Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Cây Công Nghiệp Bền Vững

Ia Grai Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Cây Công Nghiệp Bền Vững
Publish date: Thursday. November 27th, 2014

Khí hậu huyện Ia Grai được chia ra làm 2 vùng khá rõ rệt. Các xã phía Đông có độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, phù hợp với cây cà phê. Vùng phía Tây thấp hơn, nhiệt độ nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây công nghiệp đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện biên giới này.

Cà phê được coi là cây công nghiệp thế mạnh của huyện. Ia Grai có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh với 16.615 ha, năng suất trung bình 28 tạ/ha. Ông Đào Lân Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai cho biết: “Ia Grai có điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng phù hợp với loại cây công nghiệp này, nhất là các xã phía Đông như: Ia Sao, Ia Yok, Ia Hrung, Ia Dêr và thị trấn Ia Kha.

Cây cà phê thích hợp độ cao từ 600 mét (so với mặt nước biển), cho chất lượng nhân cà phê tốt”. Hầu hết diện tích cà phê trên địa bàn huyện hiện đang ở thời kỳ kinh doanh đỉnh cao và cho năng suất cao nhất. Trình độ thâm canh của bà con cũng được nâng lên đáng kể. Mạng lưới thủy lợi phát triển khá đáp ứng nhu cầu tưới cây cà phê. Đời sống kinh tế của hầu hết các hộ dân tại vùng này được nâng lên rõ rệt.

Trong khi đó các xã phía Tây huyện như: Ia Tô, Ia Khai, Ia O, Ia Chía, Ia Pếch… nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Tuy diện tích ít nhưng sự đóng góp của hai loại cây này vào sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện cũng như sự ổn định đời sống của người dân là không thể phủ nhận.

Cây cao su trên địa bàn chủ yếu là cao su quốc doanh với 10.530 ha. Diện tích cao su tiểu điền chỉ chiếm trên 4.300 ha. Tuy tổng diện tích cao su tiểu điền không cao, song số hộ sở hữu diện tích cao su rộng khá nhiều, nhiều hộ trồng hàng chục ha cao su.

Bên cạnh cây cao su, cây điều được mệnh danh là cây xóa đói giảm nghèo, trồng nhiều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bởi dễ trồng, ít đầu tư. Loại cây trồng này bắt đầu phát triển khoảng 15 năm trở lại đây. Tổng diện tích điều hiện có trên địa bàn Ia Grai vào khoảng 5.200 ha, năng suất khoảng 9 tạ/ha. Nơi trồng điều nhiều nhất là xã Ia Tô với gần 1.300 ha, xã Ia O có 957 ha, xã Ia Chía 714 ha, xã Ia Khai 690 ha…

Khai thác hợp lý tài nguyên đất đai, huyện Ia Grai định hình ngày một rõ nét quy hoạch các loại cây công nghiệp, góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, định hướng quy hoạch các loại cây công nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới là giữ vững diện tích và hạn chế phát triển thêm. Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT Đào Lân Hưng cho hay: “Huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật để cải tạo vườn cà phê già cỗi, đồng thời tập trung đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất và chất lượng cà phê nhân.

Huyện phấn đấu tổng diện tích cà phê trên địa bàn khoảng 17.000 ha. Đối với cây cao su, tập trung giữ vững chất lượng theo hướng giảm chi phí đầu tư để chờ giá lên, tăng mối liên kết giữa người dân trồng cao su tiểu điền với các công ty trong việc hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc để tăng năng suất, giảm chi phí, tăng hiệu quả đầu tư cũng như hỗ trợ tiêu thụ. Cây điều cũng sẽ không tăng diện tích mà tập trung thâm canh, cải tạo giống. Ở các vùng gần nước, huyện sẽ hướng dẫn người dân trồng xen điều với cà phê để tăng thu nhập”.

Trong quy hoạch đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng Tây Nguyên được phân ra thành các tiểu vùng và dải hành lang phát triển kinh tế. Trong đó, Ia Grai là một trong những địa phương nằm trong dải hành lang phát triển kinh tế-đô thị, phát triển các loại cây công nghiệp chủ lực phục vụ xuất khẩu. Với sự phát triển ổn định và bền vững của các vùng cây công nghiệp như hiện tại, Ia Grai sẽ là điểm sáng trong dải hành lang kinh tế-đô thị.

Nguồn bài viết: http://baogialai.com.vn/channel/722/201411/ia-grai-xay-dung-vung-chuyen-canh-cay-cong-nghiep-ben-vung-2354355/


Related news

Nông Dân Lại Ê Ẩm Với Quả Vải Nông Dân Lại Ê Ẩm Với Quả Vải

Tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nơi có diện tích cây vải thiều lớn nhất miền Bắc, chiều 18-6 có hàng trăm xe tải, xe container vẫn nối đuôi nhau chờ nhận hàng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm nay thị trường vải tại Lục Ngạn chủ yếu được các thương lái ở các tỉnh phía Nam mua. Thương lái Trung Quốc mua vải tại Lục Ngạn năm nay giảm so với nhiều năm trước.

Thursday. June 19th, 2014
Tan Tác “Bờ Xôi Ruộng Mật” Tan Tác “Bờ Xôi Ruộng Mật”

Vài năm trước, có thể thấy cánh đồng này sớm muộn nông dân cũng bỏ đất hoang nên thành phố đã cho quy hoạch. Tuy nhiên, sau khi thấy đất cứ bỏ hoang do “dự án treo”, mới đây vài nông dân tiếc đất lại xách cuốc ra đồng khai mương, cày đất tiếp tục trồng lúa. Theo anh Hoàng Minh Lành, một nông dân ở đây, giờ đất này hoàn toàn không thể trồng lúa được vì nguồn nước và đất đã bị ô nhễm nặng.

Wednesday. November 26th, 2014
Nông Dân Gặp Khó Do Lúa Bị Đổ Nông Dân Gặp Khó Do Lúa Bị Đổ

Ông Ái cũng cho biết do thời tiết thất thường nên một số diện tích lúa trong vụ này cũng bị ảnh hưởng, làm đổ ngã khoảng 60ha. Riêng tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp hiện cũng có hơn 100ha lúa hè thu bị ngã đổ.

Thursday. June 19th, 2014
Chạy Thử Tàu Kiểm Ngư Hiện Đại Nhất Việt Nam Chạy Thử Tàu Kiểm Ngư Hiện Đại Nhất Việt Nam

Sáng 10/6, Công ty Đóng tàu Hạ Long phối hợp với Cục Kiểm ngư Việt Nam (Bộ NN&PTNT) tiến hành chạy thử tàu kiểm ngư lớn nhất Việt Nam trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là con tàu mang số hiệu KN - 781 được đánh giá là tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam.

Thursday. June 19th, 2014
Trồng Nấm Linh Chi Không Khó, Thu Cả Trăm Triệu Đồng Trồng Nấm Linh Chi Không Khó, Thu Cả Trăm Triệu Đồng

Đầu năm 2013, ông Phượng đầu tư 20 triệu đồng xây dựng cơ sở trồng nấm linh chi rộng khoảng 100m2 với 10.000 bịch. Từ cơ sở này, mỗi năm ông thu nhập 120 triệu đồng. Theo ông, giống nấm linh chi được nhập từ Trung tâm Phát triển và chuyển giao nông nghiệp nấm Quảng Nam, còn nguyên liệu (cao su, bột cưa…), ông đến tỉnh Gia Lai mua với giá rẻ. Nhờ thế mà tiết kiệm được chi phí.

Wednesday. November 26th, 2014