Cư Dân Đảo Hòn Chuối Tiếp Tục Mở Rộng Mô Hình Nuôi Cá Bè

Mặc dù thời gian qua, một số hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) làm nghề nuôi cá bớp lồng bè gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng xét thấy nghề nuôi cá lồng bè vẫn mang lại hiệu quả nên cư dân trên đảo tiếp tục đóng bè nuôi cá.
Đầu tư cho 1 bè nuôi khoảng 400 con cá giống trong thời gian 6 tháng, người nuôi cá phải chi số tiền vốn khoảng hơn 200 triệu đồng. Trong đó, mỗi ngày thức ăn cho cá tốn từ 500.000 đến 1 triệu đồng, tuỳ vào kích cỡ của cá.
Hiện nay, sản phẩm bán ra vẫn phụ thuộc vào người thu mua của tỉnh Kiên Giang, thời gian cao điểm cá có giá 110.000 đồng/kg, nhưng tại Hòn Chuối thường người nuôi chỉ bán được 80.000 đồng đến 90.000 đồng, đã vậy số lượng bán ra chỉ với số lượng ít vì người mua chỉ cân từ 1 tấn trở lại.
Theo thông tin từ người nuôi cá, nếu cá được bảo quản ôxy đưa vào bờ sẽ bán được giá cao, nhưng cư dân ở đây không có điều kiện đảm bảo. Hiện tại, họ đang rất cần ngành chức năng chia sẻ kinh nghiệm và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Related news

Thời gian gần đây, một món ăn được khá nhiều người yêu thích tại các nhà hàng, quán ăn là cá chép, cá trắm giòn. Giá cả không rẻ nhưng cũng không quá cao, lại có vị ngon và lạ nên nhiều người sẵn sàng bỏ tiền túi ra để được “thưởng thức”.

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.

Chủ tịch UBND xã Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) Nguyễn Hoàng Vĩnh, cho biết thông tin trên. Theo ông Vĩnh, 2 vụ đông xuân và hè thu vừa qua, nông dân trong xã đã xuống giống 16.770 héc-ta và đều được thu hoạch dứt điểm bằng cơ giới, giảm chi phí khoảng 1 triệu đồng/héc-ta so với thu hoạch thủ công trước đây. Với năng suất bình quân 6,5 tấn/héc-ta, sản lượng lương thực toàn xã từ đầu năm đến nay đạt 97.285 tấn. Nông dân Lương An Trà hiện đang dọn đất chuẩn bị xuống giống vụ 3, dự kiến sẽ thực hiện trên 7 tiểu vùng, với diện tích 1.500 héc-ta.

Hải sâm là một loại hải sản có giá trị kinh tế cao, do đặc tính sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm nên trong những năm qua, loài hải sản này đang bị khai thác với cường độ lớn và có nguy cơ cạn kiệt.

Không chỉ là nguồn thực phẩm tốt cho sức khoẻ con người và là bài thuốc quý mà rau ngót còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.