Đưa hàng Việt về nông thôn miền núi điểm bán hàng cố định lối ra cho hàng Việt

Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại Bắc Kạn thu hút người tiêu dùng
Hiệu quả rõ rệt
Trong khuôn khổ CVĐ, gần 6 năm qua, hàng trăm chuyến hàng Việt đã được đưa về nông thôn, miền núi… Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tình thế.
Để hàng Việt có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, rất cần hệ thống phân phối bài bản.
Do đó, Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ đã quyết định hỗ trợ các địa phương xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định với mức hỗ trợ cho mỗi điểm bán là 80 triệu đồng.
Đánh giá hiệu quả của điểm bán hàng này, ông Nguyễn Quốc Trụ - Phó giám đốc Sở Công Thương Phú Thọ - cho biết: Không chỉ là điểm phân phối, bán lẻ hàng hóa, đây còn là nơi trung chuyển hàng hóa đến các xã trong huyện, địa phương lân cận.
Điểm bán hàng Việt Nam cố định còn là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng đặc sản của địa phương, giúp hộ gia đình, doanh nghiệp làng nghề tiêu thụ sản phẩm bền vững, người tiêu dùng mua được sản phẩm chính hãng, chất lượng.
Theo ông Hoàng Chí Hiền - Phó giám đốc Sở Công Thương Lào Cai, tỉnh quyết định xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam tại Trạm dừng nghỉ số 5, đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai.
Hiện điểm bán hàng trên địa bàn có khoảng 50 sản phẩm đặc sản, được khách hàng ưa chuộng như: Mật ong, tinh bột nghệ, rượu, lá tắm… Đặc biệt, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tối đa, Lào Cai chi 400 triệu đồng vốn đối ứng để xây dựng cơ sở vật chất, bố trí nhân lực để điểm bán hàng hoạt động ổn định.
Tại tỉnh Hà Nam, Điểm bán hàng Việt Nam cố định được dành riêng để phục vụ cho công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất.
Hơn 1 tháng nay, điểm bán hàng này đã đón hàng nghìn lượt khách.
Doanh thu ngày một tăng trưởng.
Hỗ trợ nhiều hơn cho các điểm bán hàng
Xây dựng Điểm bán hàng Việt cố định đã khó nhưng duy trì được điểm bán ổn định, có lợi nhuận càng khó khăn gấp bội.
Trong đó, khó khăn lớn nhất là vấn nạn hàng nhái, hàng giả tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp làm ăn chân chính.
“Hàng Việt Nam tại điểm bán hàng cố định luôn đảm bảo 100% là hàng chính hãng.
Tuy nhiên, do thu nhập hạn chế, công nhân đôi khi vẫn chọn sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Nếu không hạn chế được tình trạng này, Điểm bán hàng Việt Nam cố định sẽ không thể phát huy được hiệu quả”, ông Lê Hồng Hải- Trưởng phòng Dự án, Công ty TNHH MTVLan Chi Business - đơn vị phụ trách Điểm bán hàng Việt Nam tại Hà Nam - lo ngại.
Ông Nguyễn Đức Anh - Giám sát bán hàng Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) - kiến nghị: Cần đầu tư về hạ tầng giao thông để hàng Việt dễ dàng đến với nông thôn, miền núi, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được hàng chính hãng, chất lượng.
Dưới góc độ nhà quản lý, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - cho hay: Vụ Thị trường trong nước đang có chương trình làm việc với 23 tỉnh để hướng dẫn xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định hiệu quả.
Công tác quản lý thị trường được các địa phương chú trọng khi xây dựng điểm bán hàng với hàng loạt giải pháp: Ký cam kết hàng chính hãng trong siêu thị; tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát của lực lượng quản lý thị trường...
Điểm bán hàng Việt Nam cố định được kỳ vọng giúp thỏa mãn nhu cầu mua sắm, sử dụng hàng Việt của người tiêu dùng, đồng thời giúp hàng hóa đứng vững tại thị trường trong nước.
Related news

Xác định cam sành là một trong những cây trồng thế mạnh, Tam Bình (Vĩnh Long) đang hỗ trợ giống sạch bệnh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm tiến tới khôi phục lại diện tích trồng.

Thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp, chuyển đất trồng lúa sang trồng cây có múi giá trị kinh tế cao như: Sầu riêng hạt lép giống Ri 6, Monthong, bưởi da xanh...Đến thời điểm này, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã trồng được 1.323 ha vườn cây ăn trái

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, cùng các sở, ngành liên quan và Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) vừa có buổi làm việc với UBND huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) về dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất và xuất khẩu xoài sang thị trường Nhật Bản.

8 giờ 30 buổi lễ trao tặng 150 con bò giống cho người nghèo ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) mới diễn ra nhưng Sòng A Chu đã đến UBND xã Trung Lý trước đó nhiều giờ. Chu cho biết, anh háo hức đến sớm để xem con bò của mình được nhận trông ra sao.

Nhờ tiếp cận được nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) mà hàng nghìn hộ nông dân (ND) ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã có điều kiện chuyển đổi, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập.