Đưa điện ra đồng sản xuất hành, tỏi
Người tiên phong đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất hành, tỏi ở Lý Sơn là anh Nguyễn Quảng, ở thôn Tây, xã An Vĩnh.
Cuối năm 2014, anh Quảng đã mạnh dạn đầu tư khoảng 40 triệu đồng mua 700m dây cáp điện và đúc gần 20 trụ bê tông để kéo dây, lắp đặt công tơ điện ra đồng nhằm phục vụ tưới tiêu cho 10 sào hành, tỏi của gia đình.
Trước đây, việc tưới tiêu cho hành, tỏi đều phụ thuộc vào máy dầu diezen, nên mỗi tháng anh Quảng chi phí khoảng 6 triệu đồng để mua nhiên liệu. Còn nay, với việc tưới bằng máy bơm từ nguồn điện lưới quốc gia, mỗi tháng anh Quảng chỉ chi trả trên 1 triệu đồng tiền điện, tính ra mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 5 triệu đồng.
Anh Quảng phấn khởi nói: “Từ khi đưa điện lưới ra đồng, mỗi vụ hành, tỏi gia đình tôi tiết kiệm được từ 15 – 20 triệu đồng mà công sức bỏ ra cũng giảm đáng kể”.
Nhờ đưa điện lưới ra đồng phục vụ tưới tiêu, mỗi vụ hành tỏi nhiều hộ nông dân Lý Sơn đã tiết kiệm được cả chục triệu đồng.
Cũng như anh Quảng, đầu năm 2015, anh Phan Đình Nhựt, ở xã An Vĩnh, đã đưa điện ra đồng để phục vụ tưới cho hành, tỏi.
Anh Nhựt cho biết, việc đưa điện ra đồng chỉ tốn chi phí xây dựng giai đoạn đầu, còn về lâu dài sẽ giảm thời gian, chi phí trong sản xuất, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế.
Nhờ ở gần cánh đồng hành tỏi, nên hiện mỗi tháng anh Nhựt chỉ tốn khoảng 500 nghìn tiền điện để tưới cho 3 sào hành tỏi. “Mỗi vụ hành tỏi gia đình đã tiết kiệm được trên 10 triệu đồng so với việc tưới bằng máy dầu như trước đây”-anh Nhựt nhẩm tính.
Sử dụng điện, tiết kiệm chục tỷ đồng Nếu 345ha trồng hành, tỏi của huyện Lý Sơn đều chuyển sang áp dụng phương pháp đưa điện lưới ra đồng và lắp đặt hệ thống ống dẫn nước thì mỗi năm nông dân Lý Sơn có thể tiết kiệm được cả chục tỷ đồng từ việc tưới tiêu cho hành, tỏi.
Với những nông dân sản xuất hành tỏi ở Lý Sơn, khi chưa có điện lưới quốc gia, việc tưới tiêu cho hành tỏi gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình có điều kiện đã đầu tư máy nổ chạy dầu diezen nhưng chi phí lớn, lại phải cử người trực vận hành, điều tiết nước.
Còn bây giờ không cần chạy máy nổ nữa, cũng không cần trực máy để điều tiết nước như trước đây, chỉ cần bật cầu dao là nước sẽ tự động được bơm đến tận cánh đồng của mình, vừa đỡ tiền chi phí, vừa khỏe hơn nhiều”, lão nông Nguyễn Hoằng, ở xã An Hải, chia sẻ.
Lợi ích thấy rõ nên hiện nay nhiều nông dân trên đảo đã chủ động đưa điện lưới ra đồng để phục vụ tưới tiêu. Đồng hành với nông dân, bà Phạm Thị Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, nhằm tạo điều kiện để bà con nông dân Lý Sơn tiết kiệm chi phí trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, UBND huyện đã xây dựng dự án đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất.
Trước mắt, trong năm 2015, huyện sẽ kéo điện ra cánh đồng Sũng, xã An Vĩnh và đồng Sân bay, xã An Hải, với kinh phí thực hiện gần 1 tỷ đồng.
Người tiên phong đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất hành, tỏi ở Lý Sơn là anh Nguyễn Quảng, ở thôn Tây, xã An Vĩnh. Cuối năm 2014, anh Quảng đã mạnh dạn đầu tư khoảng 40 triệu đồng mua 700m dây cáp điện và đúc gần 20 trụ bê tông để kéo dây, lắp đặt công tơ điện ra đồng nhằm phục vụ tưới tiêu cho 10 sào hành, tỏi của gia đình.
Trước đây, việc tưới tiêu cho hành, tỏi đều phụ thuộc vào máy dầu diezen, nên mỗi tháng anh Quảng chi phí khoảng 6 triệu đồng để mua nhiên liệu.
Còn nay, với việc tưới bằng máy bơm từ nguồn điện lưới quốc gia, mỗi tháng anh Quảng chỉ chi trả trên 1 triệu đồng tiền điện, tính ra mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 5 triệu đồng.
Anh Quảng phấn khởi nói: “Từ khi đưa điện lưới ra đồng, mỗi vụ hành, tỏi gia đình tôi tiết kiệm được từ 15 – 20 triệu đồng mà công sức bỏ ra cũng giảm đáng kể”. Nhờ đưa điện lưới ra đồng phục vụ tưới tiêu, mỗi vụ hành tỏi nhiều hộ nông dân Lý Sơn đã tiết kiệm được cả chục triệu đồng.
Cũng như anh Quảng, đầu năm 2015, anh Phan Đình Nhựt, ở xã An Vĩnh, đã đưa điện ra đồng để phục vụ tưới cho hành, tỏi. Anh Nhựt cho biết, việc đưa điện ra đồng chỉ tốn chi phí xây dựng giai đoạn đầu, còn về lâu dài sẽ giảm thời gian, chi phí trong sản xuất, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế.
Nhờ ở gần cánh đồng hành tỏi, nên hiện mỗi tháng anh Nhựt chỉ tốn khoảng 500 nghìn tiền điện để tưới cho 3 sào hành tỏi. “Mỗi vụ hành tỏi gia đình đã tiết kiệm được trên 10 triệu đồng so với việc tưới bằng máy dầu như trước đây”-anh Nhựt nhẩm tính.
Sử dụng điện, tiết kiệm chục tỷ đồng Nếu 345ha trồng hành, tỏi của huyện Lý Sơn đều chuyển sang áp dụng phương pháp đưa điện lưới ra đồng và lắp đặt hệ thống ống dẫn nước thì mỗi năm nông dân Lý Sơn có thể tiết kiệm được cả chục tỷ đồng từ việc tưới tiêu cho hành, tỏi.
Với những nông dân sản xuất hành tỏi ở Lý Sơn, khi chưa có điện lưới quốc gia, việc tưới tiêu cho hành tỏi gặp nhiều khó khăn.
Nhiều hộ gia đình có điều kiện đã đầu tư máy nổ chạy dầu diezen nhưng chi phí lớn, lại phải cử người trực vận hành, điều tiết nước. Còn bây giờ không cần chạy máy nổ nữa, cũng không cần trực máy để điều tiết nước như trước đây, chỉ cần bật cầu dao là nước sẽ tự động được bơm đến tận cánh đồng của mình, vừa đỡ tiền chi phí, vừa khỏe hơn nhiều”, lão nông Nguyễn Hoằng, ở xã An Hải, chia sẻ.
Lợi ích thấy rõ nên hiện nay nhiều nông dân trên đảo đã chủ động đưa điện lưới ra đồng để phục vụ tưới tiêu. Đồng hành với nông dân, bà Phạm Thị Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, nhằm tạo điều kiện để bà con nông dân Lý Sơn tiết kiệm chi phí trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, UBND huyện đã xây dựng dự án đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất.
Trước mắt, trong năm 2015, huyện sẽ kéo điện ra cánh đồng Sũng, xã An Vĩnh và đồng Sân bay, xã An Hải, với kinh phí thực hiện gần 1 tỷ đồng.
Related news
Ngôi nhà đất nằm ngay sát khu vực ngã ba đường vào xã Nông Thượng chính là nhà ở của ông Vũ Văn Sinh, nếu chỉ lướt đi qua đó ít ai biết được rằng đằng sau ngôi nhà vách đất tuềnh toàng kia lại là những gian nhà cấy nấm rộng rãi, quy mô và chứa đựng sự tâm huyết của chủ nhà.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ra quyết định xử phạt đối với ông Nguyễn Văn Tuyến, SN 1967, ở khu phố 9, phường Tân Hoà, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai với số tiền 150 triệu đồng về hành vi mua lâm sản trái với các quy định của Nhà nước với khối lượng 5,962 m3 gỗ gõ xẻ hộp, thuộc nhóm IIA; kể cả khối lượng 3,248 m3 chênh lệch do vượt quá sai số cho phép trên từng hộp gỗ. Quyết định còn xử phạt bổ sung tịch thu sung công quỹ Nhà nước 2,714 m3 gỗ gõ xẻ hộp.
Ngày 27-7, Ban quản lý Chợ nông sản Đà Lạt xác nhận, từ đầu tháng 7 đến nay đã có 3 lô hàng khoai tây Trung Quốc (tổng cộng trên 50 tấn) nhập về chợ. Trước đó, trong tháng 6 cũng đã có 60 tấn khoai tây Trung Quốc nhập về “quá cảnh” Đà Lạt trước khi tung ra thị trường.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, 5 mặt hàng tiêu biểu được chọn thực hiện trong kế hoạch này là cao su, cà phê, chè, tôm và rau quả.
Hiện nay, toàn huyện gieo trồng vụ mùa ước được khoảng 6.318 ha cây trồng các loại. Trong đó, khoảng 4.685 ha ngô, đạt 105% KH; 550 ha lúa nương; 182,5 ha sắn; 797,7 ha lúa ruộng; 90,7 ha đỗ tương; 13,5 ha lạc.