Vai Trò Của Khu Vực Nuôi Trong Chuỗi Giá Trị Ngành Cá Tra
Theo Tổng cục thủy sản và chi cục thủy sản các tỉnh ĐBSCL, năm 2014 lũy kế diện tích thả nuôi cá tra mới là 3.472ha, diện tích thu hoạch là 3.692ha.
Ngày 29/12, tại Đồng Tháp, VCCI Cần Thơ phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức hội thảo “Vai trò của khu vực nuôi trong chuỗi giá trị ngành cá tra”. Hội thảo nhằm định hướng một số giải pháp nuôi trồng thủy sản, hướng tới phát triển bền vững ngành hàng cá tra.
Theo Tổng cục thủy sản và chi cục thủy sản các tỉnh ĐBSCL, năm 2014 lũy kế diện tích thả nuôi cá tra mới là 3.472ha, diện tích thu hoạch là 3.692ha (giảm 11,42% so với năm 2013). Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.604,754 triệu USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù hiện nay, cá tra vẫn là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được xuất khẩu sang 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng ngành vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn.
Cụ thể, chất lượng giống cá tra chưa cao; tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh do nguồn nước nuôi trồng chưa được quy hoạch một cách khoa học và đúng nguyên tắc; hiệu quả sản xuất thấp, lợi nhuận giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa tương xứng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng các rào cản thương mại; nguồn vốn, vấn đề liên kết trong sản xuất còn thiếu chặt chẽ khiến cho việc xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đưa ra các giải pháp phát triển bền vững ngành hàng cá tra như: xây dựng thương hiệu cho con cá tra; qui hoạch vùng nuôi cá tra; thực hiện và hỗ trợ các nghiên cứu; tăng cường mối liên kết trong chuỗi giá trị từ sản phẩm cá tra…Hội thảo còn tập trung thảo luận các nội dung về vai trò của khu vực nuôi trong phát triển bền vững ngành cá tra, các mối liên kết trong chuỗi ngành, những khó khăn và đề xuất liên quan thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP.
Related news
Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.
Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.
Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các vùng trồng cà phê trong tỉnh đã xuất hiện bệnh rụng quả cà phê làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ thu hoạch tới.
Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.
Trước áp lực gia tăng dân số, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đưa cây trồng biến đổi gien (CTBĐG) vào sản xuất. Thực tế cho thấy, các nước đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng CTBĐG đã thu lợi rất lớn so với các nước khác.