Dưa Bở Mất Mùa, Mất Giá
Những ngày này, nông dân trồng dưa bở trên địa bàn huyện Gia Viễn (Ninh Bình) đang hối hả bước vào chính vụ thu hoạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết nên năng suất dưa giảm, giá cả cũng xuống thấp khiến bà con không khỏi lo lắng.
Chị Phạm Thị Hằng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn cho biết: Năm nay thời tiết bất lợi, mưa nhiều và hầu như không có nắng nên cây dưa sinh trưởng, phát triển chậm, năng suất, chất lượng giảm rõ rệt. Nếu như năm trước, 1 sào dưa bở cho năng suất 1-1,2 tấn thì năm nay chỉ đạt 2-5 tạ.
Đặc biệt, mấy ngày trước đây, trời thường xuyên có mưa, ruộng nào thoát nước không kịp, dưa bị úng ngập, thối hoặc nứt vỡ khá nhiều. Nhiều diện tích mới chỉ thu hoạch lứa đầu đã bắt đầu lụi dây, nông dân phải nhanh chóng thu vét.
Không chỉ đau đầu vì năng suất dưa giảm, nông dân trồng dưa huyện Gia Viễn còn rất buồn phiền vì giá thu mua xuống quá thấp, chỉ bằng một nửa so với trước. Thông thường trong sản xuất nông nghiệp, mất mùa thì được giá, tiêu thụ thuận lợi nhưng thực tế ở đây lại diễn ra ngược lại.
Mặc dù mới là đầu vụ nhưng hiện thương lái đang thu mua dưa bở tại ruộng với giá 3.000-3.500 đồng/kg loại 1, còn dưa loại 2, loại 3 giá chỉ từ 1.000-2.500 đồng/kg, giảm 2.000-3.000 đồng/kg so với trung bình các năm trước.
Lý giải cho việc tiêu thụ dưa bở những ngày này gặp nhiều khó khăn, anh Phạm Xuân Khiêm, một thương lái chuyên thu mua dưa bở cất đi Hải Dương tiêu thụ cho biết: Thời tiết miền Bắc năm nay bất thường, đến đầu tháng 5 mà trời vẫn khá lạnh, trong khi đó dưa bở là một loại quả chỉ thích hợp khi ăn vào trời nắng, do vậy việc tiêu thụ chậm lại.
Như mọi năm, có ngày cao điểm anh Khiêm thu mua tới 25 tấn dưa nhưng năm nay một ngày anh chỉ tiêu thụ được chừng 5-6 tấn. Giá dưa bở thấp, tiêu thụ khó khăn, một số hộ nông dân đã đem dưa ra dọc hai bên đường ĐT 477 bán trực tiếp, thậm chí đi bán rong mong vớt vát lại phần nào vốn liếng, công sức đã bỏ ra.
Anh Nguyễn Văn Tuân, một nông dân trồng dưa chia sẻ: “Rẻ lắm chị ạ, 1 xe dưa đầy đi bán vất vả cả ngày cũng không thu nổi 1 trăm nghìn”. Theo anh Tuân, chưa bao giờ tiêu thụ dưa lại khó khăn như năm nay. Mọi năm khi vào vụ thu hoạch là xe tải lũ lượt kéo về cân dưa chuyển di nơi khác nhưng năm nay chỉ có vài xe mà thương lái lựa dưa kỹ lắm, ruộng nhà nào xấu họ chê không mua. Nông dân chúng tôi sốt ruột không biết làm cách nào đành tự chở dưa đi bán rong.
Theo thống kê chưa đầy đủ, ước tính vụ dưa bở năm nay, nông dân huyện Gia Viễn giao trồng hơn 150 ha, tập trung ở các xã Gia Phương, Gia Thắng, Gia Tiến… Tuy nhiên nông dân đang đứng trước mùa dưa “đắng” bởi nhiều diện tích dưa bị bệnh, thối hỏng. Nhiều ruộng dưa không đậu quả do ra hoa gặp thời tiết bất thường.
Ông Tạ Quang Huê, Phó Chủ nhiệm HTX Gia Phương, một trong những đơn vị có diện tích trồng dưa lớn nhất của huyện Gia Viễn cho biết: Dưa bở là loại cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc.
Hạt giống tự sản xuất được, chỉ cần chọn quả chín già bổ lấy hạt phơi khô, bảo quản kỹ là sang năng hoàn toàn chủ động ươm trồng. Chi phí phân bón cho dưa cũng chỉ bằng một phần ba so với cây lúa. Nếu được mùa, người trồng dưa thu lãi từ 4-5 triệu đồng/sào. Chính vì vậy, những năm gần đây nông dân đổ xô trồng dưa đưa diện tích, sản lượng tăng cao.
Nhiều nông dân còn phá vỡ quy hoạch, đưa dưa xuống ruộng trũng để trồng. Tuy nhiên, do không lường trước được những khó khăn về thời tiết cũng như những bấp bênh của thị trường nên người trồng không có lãi.
Chúng tôi rất mong muốn, chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng nhanh chóng tạo điều kiện xây dựng, quy hoạch vùng chuyên canh cho cây dưa bở từ đó có những đầu tư về cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thời tiết.
Trước mắt để khắc phục khó khăn, chúng tôi đang hướng dẫn bà con nông dân tập trung khơi thông dòng chảy, chăm sóc bảo vệ những diện tích dưa còn lại. Đối với những ruộng dưa không có khả năng khôi phục thì nhanh chóng thu vét, giải phóng đất chuyển sang trồng vụ mới.
Related news
Nơi có sản lượng đạt cao là Yên Dũng, Tân Yên, Lạng Giang, Việt Yên do nông dân đầu tư mở rộng diện tích nuôi thâm canh; công tác kiểm soát chất lượng thức ăn thủy sản, giống và phòng chống dịch bệnh trên cá được chú trọng đã hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện Dầu Tiếng có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp khá lớn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện. Cùng với việc phát huy thế mạnh chăn nuôi trong nông nghiệp, hiện Dầu Tiếng (Bình Dương) đang tập trung phát triển ngành này theo hướng công nghiệp.
Với diện tích canh tác trên 740ha; trong đó đất 2 lúa có 445ha, đất chuyên màu trên 293ha, Yên Đồng là một trong những xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn của huyện Ý Yên (Nam Định). Triển khai chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất rau an toàn của Hội Nông dân (HND) tỉnh từ năm 2009, HND xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ nông dân chuyển đổi hơn 150ha đất 2 lúa ở các cánh đồng thôn Cốc Dương, An Trung sang trồng rau sạch nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác.
UBND huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) liên kết với Trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức hội thảo đề tài xây dựng quy trình sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP. Tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản vùng 6; Trường Đại học Cần Thơ cùng một số nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và gần 100 nông dân ở 5 xã cù lao và xã Bình Thành, huyện Thanh Bình.
Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ thuốc, hướng dẫn nông dân phòng trị bệnh chổi rồng trên cây nhãn. Thế nhưng, kết quả mang lại chưa như mong muốn. Dịch bệnh cứ tái đi, tái lại làm cho nhà vườn bất an, thậm chí có nơi đã nản lòng và quyết định đốn bỏ đến gần 50% diện tích.