Chanh đào Hà Nội xuất hiện ở xứ ngàn hoa

Giá chanh đào được bán tại TP Bảo Lộc cao gần gấp đôi so với Hà Nội vì loại trái cây còn khá mới với người dân vì nó có “ruột màu hồng”, cộng thêm nhiều công dụng như chữa được bệnh ho, cảm cúm cho trẻ em và cả người lớn.
Anh Đỗ Thái Sơn (phường 1, TP Bảo Lộc) cho hay vừa nhập 5 thùng chanh đào từ người chú ruột ở huyện Hoài Đức, Hà Nội gửi vào để bán. Do nhiều người lạ lẫm với giống chanh này nên số lượng bán còn khiêm tốn, chỉ khoảng 2-3 kg/ngày, giá bán 70.000 đồng/kg. Chủ yếu bán cho những người hàng xóm, bạn thân để họ dùng thử và giới thiệu người khác đến mua.
Cũng như anh Sơn, một số tiểu thương khác ở Bảo Lộc cũng nhập loại chanh này về bán kiếm lời. Những người này đa phần bán trên mạng, hoặc bán cho bạn bè quen thuộc chứ chưa bán rộng rãi ngoài thị trường.
“Là người miền Nam từ xưa giờ chỉ được biết trái chanh đào Hà Nội qua sách báo, nghe nói loại chanh này cũng trị được ho, cảm cúm nên tôi mua một ít về dùng thử”, anh Văn Phùng, ngụ xã Đại Lào, TP Bảo Lộc nói.
Related news

Sản phẩm của cây dừa Bến Tre đã có mặt ở 77 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng nông dân trồng dừa thu nhập vẫn thấp; sản phẩm chế biến từ dừa đầu ra cũng gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để ngành dừa phát triển bền vững cần vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp (DN).
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây có múi tăng, nhưng mạnh nhất là sản phẩm chanh tươi. So với mùa thuận, giá chanh hiện nay tăng gấp 4 - 5 lần, nhiều nhà vườn trồng chanh ở Đồng Tháp “hốt bạc” nhờ vụ chanh nghịch mùa năm nay.

Do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ ở mức cao, hiện giá nhiều loại thủy sản như: cá lóc đồng, cá ba sa, lươn, cá bống kèo, ếch… đã tăng từ 3.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

Để chủ động về giá cả và giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận, các DN chế biến và ngư dân đánh bắt thủy sản cần xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu làm được điều đó, DN sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chủng loại và nguồn gốc; ngư dân cung cấp sản phẩm nguyên liệu chất lượng, qua đó sẽ phân phối lợi nhuận công bằng hơn cho các bên tham gia chuỗi cung ứng.
Ngày 22- 4, hệ thống siêu thị Co opMart và BigC đã vào cuộc thu mua hành tím cho bà con nông dân. Một doanh nghiệp sản xuất mì gói cũng đã liên hệ với chính quyền địa phương đặt vấn đề tiêu thụ hành tím - một tín hiệu đáng mừng ban đầu của hành trình “giải cứu” hành tím.