Đột phá hợp tác nông nghiệp Việt Nga

Xin ông cho biết mục đích chuyến thăm và làm việc lần này?
- Mục đích chính của tôi trong chuyến thăm Việt Nam lần này là đi xem trang trại bò sữa, các mô hình sản xuất rau sạch, thực phẩm sạch của Tập đoàn TH True Milk.
Sắp tới, Tập đoàn TH sẽ có dự án đầu tư trang trại và dây chuyền chế biến sữa tại tỉnh Moscow (Nga) trị giá 1 tỷ USD, nên chúng tôi phải đến tận nơi, nghiên cứu và xem xét kỹ, cũng như đánh giá thực tế về tiềm năng và công nghệ sản xuất sữa của doanh nghiệp Việt Nam.
Qua xem xét, tôi thấy rằng, TH là tập đoàn lớn và có công nghệ tiên tiến không thua kém gì các tập đoàn sản xuất sữa lớn trên thế giới.
Tôi rất ngạc nhiên và đánh giá cao công nghệ cũng như khả năng ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam.
Bộ trưởng Nông nghiệp tỉnh Moscow Dmity Stepanenko tận tay bóc ăn thử ngô- thứ để làm thức ăn cho bò sữa trong trang trại của TH True Milk.
Tuy nhiên, điều kiện thổ nhưỡng khí hậu ở Nga và Việt Nam không giống nhau, vì vậy để thích ứng được ở Nga, dự án tỷ đô la này sẽ phải đáp ứng một số điều chỉnh về công nghệ.
Chúng tôi rất cố gắng để hợp tác của Tập đoàn TH ở Nga tốt đẹp và những công nghệ của TH sẽ được sử dụng tốt ở Nga.
Thưa ông, trong bối cảnh nước Nga đang đối mặt với những lệnh trừng phạt từ phương Tây, việc các doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực thực phẩm, nông sản đẩy mạnh đầu tư sang Nga ở thời điểm này phải chăng rất hợp thời?
-Nước Nga là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới, chủ yếu nhập từ châu Âu nên khi có lệnh trừng phạt chúng tôi ít nhiều có ảnh hưởng.
Tuy nhiên, Nga có quan hệ thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng.
Ngoài ra, Nga có chủ trương tăng cường phát triển ngành nông nghiệp, tự chủ sản xuất, từng bước đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm; tận dụng các lợi thế sẵn có về đất đai, khí hậu, kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm thiết yếu, hạn chế phụ thuộc vào các nguồn nhập khẩu.
Dự án của Tập đoàn TH có phải là bước đột phá để mở đường cho những dự án nông nghiệp khác của Việt Nam sang Nga hay không?
" Một ngày rong ruổi trên những cánh đồng và trang trại ở nông thôn Việt Nam là trải nghiệm đáng nhớ với tôi.
Ngoài cảnh đẹp ở nông thôn, ấn tượng nhất đối với tôi là người dân Việt Nam làm việc
say mê, chăm chỉ”. Ông Dmity Stepanenko
-Chúng ta có thể hy vọng đây là bước đột phá của hợp tác nông nghiệp Việt Nam- LB Nga.
Tập đoàn TH là tập đoàn lớn và chúng tôi nhìn thấy sự phát triển rất lớn.
Kết quả của dự án này sẽ là động lực lớn cho các dự án khác.
Có thể nói thêm rằng, ngoài quy trình sản xuất sữa chất lượng cao, tôi rất ấn tượng với quy trình làm nông nghiệp sạch của Tập đoàn TH đang làm như trồng rau, củ, quả bằng công nghệ sạch.
Một dự án đầu tư của Việt Nam sang Nga không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Việt Nam mà dự án cũng đảm bảo an sinh xã hội cho nước Nga khi tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động, đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên đất tại địa phương, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và ổn định an ninh chính trị xã hội.
Thưa ông, không chỉ riêng Tập đoàn TH, hiện rào cản lớn nhất của các doanh nghiệp Việt khi đầu tư vào Nga là vấn đề thuế.
Chính quyền Moscow sẽ có những chính sách ưu đãi nào để tạo điều kiện cho làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Việt?
- Chính quyền tỉnh Moscow có các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài trong đó có cho thuê mặt bằng và tạo những ưu đãi về thuế.
Riêng với TH, chúng tôi sẽ tạo điều kiện đầu tư để TH có thể đưa công nghệ cao, máy móc, thiết bị, kỹ thuật hiện đại từ khâu lựa chọn giống bò, phát triển vùng nguyên liệu, thức ăn, quản lý, chăm sóc, thú y… vào sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn.
Trong vấn đề thuế có cả thuế tiêu thụ và giá trị gia tăng, chúng tôi sẽ xem xét, đặc biệt là các dự án lớn đầu tư của nước ngoài ở Moscow rất được ưu đãi.
Ông kỳ vọng gì về triển vọng hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và LB Nga nói chung và hợp tác trong dự án này nói riêng?
- Tôi hy vọng, dự án đầu tư trang trại và dây chuyền sản xuất sữa của Tập đoàn TH vào Nga sẽ trở thành biểu tượng hợp tác nông nghiệp của 2 nước phù hợp với sự phát triển năng động của quan hệ song phương và tiềm năng giữa 2 nước chúng ta.
Xin cảm ơn ông!
Related news

Những năm qua, phong trào xây dựng vùng sản xuất tập trung nuôi trồng thủy sản được các địa phương trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đẩy mạnh. Nhiều địa phương tiếp thu khoa học kỹ thuật, chuyển hình thức nuôi trồng thủy sản từ quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và công nghiệp.

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, những ngày đầu năm mới phong trào nuôi tôm công nghiệp không diễn ra ồ ạt như năm 2014, nguyên nhân là do giá tôm nguyên liệu trên thị trường thấp, nên nông dân ngại mở rộng diện tích mà chỉ duy trì ao đầm sẵn có để thả nuôi.

Ông Hồng cho biết, trước đây vì chưa hiểu biết nhiều về kỹ thuật và kinh nghiệm chọn lươn giống nên mô hình chăn nuôi lươn của ông đã từng gặp thất bại. Con giống không đảm bảo khiến lươn hay bị bệnh rồi chết dần. Đến nay nhờ học hỏi thêm kinh nghiệm, ngoài đảm bảo nguồn lươn thương phẩm ông còn có thể cung ứng lươn giống cho người có nhu cầu nuôi lươn.

Nhờ thời tiết thuận lợi, mẻ lưới đầu năm, bà con ngư dân Quảng Ngãi đã trúng đậm mùa cá cơm. Theo con tàu QNg 44218TS của ông Võ Hải, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ rẽ sóng ra khơi đánh phiên biển đầu năm. Trên con tàu không khí rộn ràng, nụ cười hiện rõ trên khuôn mặt của những ngư dân nơi đây.

Sáng sớm mùng 4 Tết, chúng tôi xuôi về cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) và cảng cá Cửa Nhượng (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), trên cửa biển hàng chục tàu thuyền các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa máy nổ ầm ầm đang tiến vào cập bến cảng, trên khoang tàu chất đầy ắp các loại cá ve, cá chim giang, cá đù, cá lẹp, cá cơm, cá bục bịch, cá hố, cá ngạnh, cá trích, cá cam, tép biển, và các loại ốc, ghẹ, sò lông…