Đột phá bằng thế mạnh địa phương
Ông Nguyễn Văn Tân (xã Xuân Bảo) đang giới thiệu trái cây do ông trồng tại Hội nghị “Nông dân điển hình tiên tiến” tỉnh Đồng Nai năm 2015.
Ông Ngô Hữu Phụng- Chủ tịch UBND xã Xuân Bảo, cho biết năm 2011, xã Xuân Bảo bắt đầu xây dựng NTM với thu nhập bình quân đầu người là 17,2 triệu đồng/người/năm; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khá yếu kém.
Xác định đây là một xã thuần nông, có thế mạnh là đất đỏ bazan màu mỡ để hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn trái như:
Tiêu, chôm chôm, sầu riêng, bơ và một số cây có giá trị kinh tế cao khác, nên khi khởi điểm xây dựng NTM xã đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất.
Xã vận động nông dân cải tạo, chuyển đổi diện tích vườn tạp, cây già cỗi năng suất thấp sang trồng chuyên canh các loại cây có giá trị kinh tế cao.
Cụ thể, đã chuyển 321,4ha cây cà phê, 94ha cây điều kém hiệu quả sang trồng cây tiêu, sầu riêng, bơ.
Bên cạnh đó, ứng dụng các tiến bộ KHKT, như: Lắp đặt hệ thống tiết kiệm, bón phân qua hệ thống tưới cho các vườn cây. Đến nay, đã có trên 100 hộ sử dụng hệ thống tưới này với diện tích gần 100ha.
Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp trên, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản năm 2014 đạt 150 triệu đồng/năm (bình quân chung của cả tỉnh là 98 triệu đồng/ha/năm).
Ông Nguyễn Văn Tân - nông dân tại xã Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) cho biết từ khi ứng dụng KHKT vào vườn cây, trung bình 1ha cho thu nhập khoảng 700 triệu đồng.
Nhờ tập trung phát triển sản xuất, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể với mức bình quân 36,6 triệu đồng/người/năm. Điều đáng ghi nhận là đến cuối năm 2014, xã Xuân Bảo không còn hộ nghèo. Tháng 6.2015, xã Xuân Bảo đã được công nhận đạt chuẩn NTM.
Related news
Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Quảng Trị đã xây dựng nhiều mô hình, các đối tượng giống thủy sản mới đưa vào sản xuất có hiệu quả như: Mô hình nuôi cua biển, cá rô đầu vuông, cá rô phi đơn tính, cá chình lồng, cá lóc... Trong những mô hình đó phải kể đến mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng.
Mặc dù hạn hán khiến năng suất giảm, chỉ còn 5-6 tấn/ha, song nhờ xoài Úc trồng nghịch vụ, giá cả tăng cao nên nhiều nhà vườn ở huyện Cam Lâm, Khánh Hòa vẫn thu được tiền tỉ.
Các thị trường lớn đang dần tự chủ về lương thực, các nước có nguồn gạo xuất khẩu dồi dào tạo cạnh tranh gay gắt, trong khi gạo của Campuchia lại đang đi vào thị trường EU và Trung Quốc làm cho gạo Việt gặp khó về đầu ra.
Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm phục vụ xuất khẩu. Nhưng nhiều năm nay người dân vẫn phải đối mặt với tình trạng tôm chết do bệnh dịch.
Vấn đề về tiêu thụ nông sản tiếp tục là chủ đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm trong cả những phiên thảo luận tổ cũng như bên lề của kỳ họp thứ 9. Đại biều của tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thế Tuy đã cho biết thêm nhiều thông tin về câu chuyện dưa hấu ở cửa khẩu Tân Thanh.