Đồng Tháp Nuôi Ếch Kết Hợp Nuôi Cá Cho Lợi Nhuận Cao

Trong những năm gần đây mô hình ếch Thái kết hợp với nuôi cá được nhiều nông dân lựa chọn, đây là mô hình có khả năng làm giàu và giảm ô nhiễm môi trường do dư thừa thức ăn trong chăn nuôi ếch. Mô hình này tập trung nhiều ở các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười và TP. Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
Sau nhiều năm chăn nuôi heo bị thua lỗ, anh Nguyễn Văn Thành ở ấp Tịnh Châu, xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh sẵn có ao vườn nhà 2500m2, anh chuyển sang thả nuôi 40.000 con ếch giống, nuôi bằng thức ăn công nghiệp kết hợp nuôi cá điêu hồng giống dưới ao, trên nuôi ếch trong vèo (mùng lưới) để tận dụng phân ếch làm thức ăn cho cá. Sau 4 tháng anh thu được 7 tấn ếch thịt bán với giá 47.000đ/kg, sau khi trừ chi phí anh lãi hơn 90 triệu đồng và 56 triệu đồng từ tiền bán cá.
Anh Thành cho biết: "Ếch rất dễ nuôi và chủ động được thức ăn do ếch ăn thức ăn công nghiệp, ếch nuôi rất ít xảy ra dịch bệnh vì thế chi phí thuốc trị bệnh thấp, chủ yếu là bổ sung các vitamin và men tiêu hóa, thường ếch có giá cao vào tháng 4-tháng 5 âm lịch hàng năm nên nuôi xuất bán vào thời điểm này chắc chắn là có lãi cao".
Còn anh Nguyễn Văn Phong ở ấp 2, xã Bình Hàng, huyện Cao Lãnh cho biết sau 2 đợt nuôi ếch mỗi đợt 50.000 con khoảng 8 tháng kết hợp nuôi cá sặc rằn, sau khi xuất bán trừ chi phí anh lãi từ tiền bán ếch trên 150 triệu đồng, còn tiền bán cá được 160 triệu đồng.
Anh Phong chia sẻ: “Muốn nuôi ếch có lãi thì người nuôi cần phải am hiểu đặc tính sinh trưởng cũng như kỹ thuật cơ bản của con ếch kết hợp với nuôi cá vì ngoài tận dụng thức ăn thừa từ phân ếch thì cá còn vệ sinh đáy vèo nên hạn chế dịch bệnh xảy ra. Nếu nuôi ếch bán vào thời điểm giá thấp chỉ cần hòa vốn là lãi tiền bán cá cũng khá lắm”.
Về góc độ của các nhà khoa học, kỹ sư Phạm Hoàng Dũng- Phòng Chăn nuôi thủy sản- Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Nuôi ếch kết hợp với nuôi cá là một mô hình có hiệu quả kinh tế cao, có thể tận dụng các ao nuôi cá tra bỏ trống trong thời gian qua do giá cá thấp và đây cũng là một mô hình giúp tạo thêm nhiều việc làm, tạo điều kiện cho các hộ khá làm giàu, các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
Tuy nhiên cũng không vì thế mà phát triển ồ ạt thiếu quy hoạch, trong thời gian tới cần triển giao kỹ thuật cho các hộ nuôi vì nuôi với số lượng lớn, tập trung sẽ nảy sinh dịch bệnh, về quản lý nhà cần nước hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác, HTX để hỗ trợ lẫn nhau trong chăn nuôi và phát triển bền vững”.
Related news

Cá rô đầu vuông một thời là vật nuôi chủ lực của nhiều địa phương vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do thị trường không ổn định, giá thức ăn liên tục tăng nên hiện tại hàng ngàn hộ nuôi cá rô đầu vuông trong khu vực đang gặp rất nhiều khó khăn.

Ngày 3/7/2014, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 3088/QĐ-UBND về việc công bố hết dịch đốm trắng ở tôm trên địa bàn xã Hưng Hòa, Thành phố Vinh và xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc; vùng bị dịch uy hiếp tại xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Để thực hiện mô hình, các hộ nông dân được tập huấn, nắm bắt phương pháp và qui trình nuôi từ khâu chăm sóc vịt lúc còn nhỏ, xây dựng chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh, nên tỷ lệ vịt hao hụt thấp, phần lớn hộ nuôi đạt tỷ lệ đến 98%.

Trước tình trạng đất cát, nhiễm phèn ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông dân, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đông Hòa đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao cho nông dân ở Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ Hòa Xuân Tây 2 (HTX Hòa Xuân Tây 2) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau vài năm làm thuê cho các trại nấm, anh nông dân từng “ở nhà lá, thắp đèn dầu” Lương Văn Nguyện (ảnh) quyết định vay vốn mở một trại nấm nhỏ với quy mô hộ gia đình.